Trong hành trình chinh phục World Cup 2010, đội quân Brazil của huấn luyện viên Dunga sẽ có cuộc so tài đầu tiên với đội tuyển Triều Tiên, đội bóng với lối đá thực dụng thiên về phòng thủ, bên cạnh tính kỷ luật tuyệt đối và một lối chơi đồng đội.
Nếu xét về đẳng cấp, thứ hạng trên bảng xếp hạng của FIFA thì đội bóng Nam Mỹ hơn hẳn đội bóng Đông Á.
Các "vũ công samba" hiện đang sở hữu những cá nhân xuất sắc nhất thế giới. Huấn luyện viên Carlos Dunga không giấu diếm tham vọng đưa các "vũ công samba" lần thứ sáu giành chức vô địch World Cup.
Dưới triều đại Dunga, Brazil không còn là đội tuyển phụ thuộc vào sự tỏa sáng của cá nhân nào đó. Thay vì theo đuổi lối chơi hào hoa quyến rũ truyền thống, huấn luyện viên từng giành Cúp vô địch thế giới với tư cách cầu thủ vào năm 1994 này đã xây dựng cho các học trò một lối chơi mới có phần thực dụng hơn.
Điểm nổi bật mà huấn luyện viên 47 tuổi mang lại cho đội bóng quê hương ông là một tinh thần đồng đội, tính kỷ luật, sự cần mẫn và sức chiến đấu, loại bỏ tính cố hữu trong hầu hết các "sao" là kiêu căng, tự phụ và chủ nghĩa cá nhân.
Chính sách mạnh tay của huấn luyện viên Dunga đã khiến nhiều tài năng như Ronaldinho, cặp đôi ở Santos là Paulo Henrique Ganso và Neymar hay Alex - tiền vệ của Fenerbahce - đều trở thành nạn nhân của chính họ và không có tên trong danh sách tới Nam Phi. Trái lại, những con ong cần mẫn và đẳng cấp như Kleberson, Gilberto Silva hay Josue đã có tên trong danh sách chính thức. Và một đội bóng nổi tiếng với các cầu thủ tấn công như vậy không thể thiếu tấm lá chắn ở hàng thủ gồm thủ môn Julio Cesar và hai hậu vệ Maicon, Lucio.
Tuy nhiên, cái cách mà huấn luyện viên Dunga lựa chọn không khỏi khiến nhiều người lo ngại. "Đáng tiếc là Dunga đã lựa chọn một đội hình không giống với văn hóa của bóng đá Brazil vốn luôn dựa vào tính sáng tạo của các cầu thủ. Chúng tôi đang rời xa văn hóa của mình," cựu danh thủ Brazil Socrates thổ lộ mới đây.
Hậu vệ Daniel Alves, một cầu thủ mà đẳng cấp như vậy sẽ ngẫu nhiễn nằm trong đội hình 1 ở bất cứ đội bóng nào khác, lại chỉ có thể đóng một trò rất khiêm tốn trong sơ đồ chiến thuật của huấn luyện viên Dunga, song không vì thế mà Alves phàn nàn về người thầy của mình. Alves nói: "Tôi không nghĩ tới chuyện được xếp vào đội hình chính hay phải mài đũng quần trên ghế dự bị. Huấn luyện viên là người đưa ra quyết định và các cầu thủ phải chờ đợi cơ hội đến với mình. Điều quan trọng nhất là có mặt trong đội tuyển và bảo vệ màu áo Brazil."
Chính sách mạnh tay của huấn luyện viên Dunga khiến Brazil vốn đã là một đội bóng mạnh lại càng trở nên nguy hiểm hơn khi họ vô địch thuyết phục cúp Copa America và cúp các Liên đoàn châu lục cũng như kết thúc vòng đấu loại World Cup khu vực Nam Mỹ ở vị trí nhất bảng. Với việc loại bỏ những "nghệ sĩ" sân cỏ để áp đặt một lối chơi thực dụng, ưu ái những "lao động" biết cày ải, chơi thiên về phòng ngự-phản công và đó cũng là cách mang lại hầu hết bàn thắng cho Brazil trong những trận đấu gần đây của đội tuyển này.
Trái ngược với đội tuyển Brazil tập trung nhiều hảo thủ có đẳng cấp, đội bóng Đông Á, Triều Tiên chỉ là một tập thể gồm hầu hết các cầu thủ chơi bóng trong nước, ngoài tiền đạo Jong Tae-Se hiện đang chơi cho câu lạc bộ Kawasaki Frontale của Nhật Bản.
Trong khi Brazil là "người quen" của Worl Cup, thì với Triều Tiên đây mới là lần thứ hai họ góp mặt tại giải bóng đá lớn nhất hành tinh.
Song dù chỉ một lần tham dự (năm 1966), "Thiên lý mã," biệt danh của đội bóng, đã gây sốc khi giành chiến thắng trước đội quân Thiên thanh ở vòng 1/16 trước khi bị Bồ Đào Nha loại ở vòng tứ kết.
Đẳng cấp đứng về phía Brazil, lịch sử cũng đứng về phía đội đóng Nam Mỹ, song chắc chắn tinh thần đồng đội là thứ vũ khí lợi hại nhất mà huấn luyện viên Kim Jong-Hun đang sở hữu, cũng là thứ đang bị "nghi ngờ" ở đội bóng của huấn luyện viên Dunga.
Theo tin mới nhất từ Nam Phi, tính "đỏng đảnh" ở các ngôi sao Brazil vẫn không thể hoàn toàn loại bỏ và đã xảy ra cãi vã giữa hậu vệ Daniel Alves và tiền đạo Julio Baptista trong buổi tập cuối tuần qua khiến huấn luyện viên Dunga phải để đội bóng tập kín và tránh tiếp xúc với báo giới. Đây đã là lần thứ hai xảy ra bất đồng nội bộ giữa các cầu thủ Brazil trên đất Nam Phi.
Trước một đội quân gan góc, quyết chiến châu Á, liệu Selecao của Dunga có chứng tỏ được vị trí thế lấn át của đội bóng duy nhất trên thế giới đã tham dự tất cả các kỳ World Cup và từng năm lần vô địch trong các năm 1958, 1962, 1970, 1994 và 2002. Đội bóng châu Á đã, đang và sẽ là một ẩn số.
Nếu xét về đẳng cấp, thứ hạng trên bảng xếp hạng của FIFA thì đội bóng Nam Mỹ hơn hẳn đội bóng Đông Á.
Các "vũ công samba" hiện đang sở hữu những cá nhân xuất sắc nhất thế giới. Huấn luyện viên Carlos Dunga không giấu diếm tham vọng đưa các "vũ công samba" lần thứ sáu giành chức vô địch World Cup.
Dưới triều đại Dunga, Brazil không còn là đội tuyển phụ thuộc vào sự tỏa sáng của cá nhân nào đó. Thay vì theo đuổi lối chơi hào hoa quyến rũ truyền thống, huấn luyện viên từng giành Cúp vô địch thế giới với tư cách cầu thủ vào năm 1994 này đã xây dựng cho các học trò một lối chơi mới có phần thực dụng hơn.
Điểm nổi bật mà huấn luyện viên 47 tuổi mang lại cho đội bóng quê hương ông là một tinh thần đồng đội, tính kỷ luật, sự cần mẫn và sức chiến đấu, loại bỏ tính cố hữu trong hầu hết các "sao" là kiêu căng, tự phụ và chủ nghĩa cá nhân.
Chính sách mạnh tay của huấn luyện viên Dunga đã khiến nhiều tài năng như Ronaldinho, cặp đôi ở Santos là Paulo Henrique Ganso và Neymar hay Alex - tiền vệ của Fenerbahce - đều trở thành nạn nhân của chính họ và không có tên trong danh sách tới Nam Phi. Trái lại, những con ong cần mẫn và đẳng cấp như Kleberson, Gilberto Silva hay Josue đã có tên trong danh sách chính thức. Và một đội bóng nổi tiếng với các cầu thủ tấn công như vậy không thể thiếu tấm lá chắn ở hàng thủ gồm thủ môn Julio Cesar và hai hậu vệ Maicon, Lucio.
Tuy nhiên, cái cách mà huấn luyện viên Dunga lựa chọn không khỏi khiến nhiều người lo ngại. "Đáng tiếc là Dunga đã lựa chọn một đội hình không giống với văn hóa của bóng đá Brazil vốn luôn dựa vào tính sáng tạo của các cầu thủ. Chúng tôi đang rời xa văn hóa của mình," cựu danh thủ Brazil Socrates thổ lộ mới đây.
Hậu vệ Daniel Alves, một cầu thủ mà đẳng cấp như vậy sẽ ngẫu nhiễn nằm trong đội hình 1 ở bất cứ đội bóng nào khác, lại chỉ có thể đóng một trò rất khiêm tốn trong sơ đồ chiến thuật của huấn luyện viên Dunga, song không vì thế mà Alves phàn nàn về người thầy của mình. Alves nói: "Tôi không nghĩ tới chuyện được xếp vào đội hình chính hay phải mài đũng quần trên ghế dự bị. Huấn luyện viên là người đưa ra quyết định và các cầu thủ phải chờ đợi cơ hội đến với mình. Điều quan trọng nhất là có mặt trong đội tuyển và bảo vệ màu áo Brazil."
Chính sách mạnh tay của huấn luyện viên Dunga khiến Brazil vốn đã là một đội bóng mạnh lại càng trở nên nguy hiểm hơn khi họ vô địch thuyết phục cúp Copa America và cúp các Liên đoàn châu lục cũng như kết thúc vòng đấu loại World Cup khu vực Nam Mỹ ở vị trí nhất bảng. Với việc loại bỏ những "nghệ sĩ" sân cỏ để áp đặt một lối chơi thực dụng, ưu ái những "lao động" biết cày ải, chơi thiên về phòng ngự-phản công và đó cũng là cách mang lại hầu hết bàn thắng cho Brazil trong những trận đấu gần đây của đội tuyển này.
Trái ngược với đội tuyển Brazil tập trung nhiều hảo thủ có đẳng cấp, đội bóng Đông Á, Triều Tiên chỉ là một tập thể gồm hầu hết các cầu thủ chơi bóng trong nước, ngoài tiền đạo Jong Tae-Se hiện đang chơi cho câu lạc bộ Kawasaki Frontale của Nhật Bản.
Trong khi Brazil là "người quen" của Worl Cup, thì với Triều Tiên đây mới là lần thứ hai họ góp mặt tại giải bóng đá lớn nhất hành tinh.
Song dù chỉ một lần tham dự (năm 1966), "Thiên lý mã," biệt danh của đội bóng, đã gây sốc khi giành chiến thắng trước đội quân Thiên thanh ở vòng 1/16 trước khi bị Bồ Đào Nha loại ở vòng tứ kết.
Đẳng cấp đứng về phía Brazil, lịch sử cũng đứng về phía đội đóng Nam Mỹ, song chắc chắn tinh thần đồng đội là thứ vũ khí lợi hại nhất mà huấn luyện viên Kim Jong-Hun đang sở hữu, cũng là thứ đang bị "nghi ngờ" ở đội bóng của huấn luyện viên Dunga.
Theo tin mới nhất từ Nam Phi, tính "đỏng đảnh" ở các ngôi sao Brazil vẫn không thể hoàn toàn loại bỏ và đã xảy ra cãi vã giữa hậu vệ Daniel Alves và tiền đạo Julio Baptista trong buổi tập cuối tuần qua khiến huấn luyện viên Dunga phải để đội bóng tập kín và tránh tiếp xúc với báo giới. Đây đã là lần thứ hai xảy ra bất đồng nội bộ giữa các cầu thủ Brazil trên đất Nam Phi.
Trước một đội quân gan góc, quyết chiến châu Á, liệu Selecao của Dunga có chứng tỏ được vị trí thế lấn át của đội bóng duy nhất trên thế giới đã tham dự tất cả các kỳ World Cup và từng năm lần vô địch trong các năm 1958, 1962, 1970, 1994 và 2002. Đội bóng châu Á đã, đang và sẽ là một ẩn số.
Trận Brazil - Triều Tiên diễn ra vào 1 giờ 30 ngày 16/6 (giờ Hà Nội) Địa điểm: Sân Ellis Park ở thành phố Johannesburg có sức chứa 61.000 chỗ. Trọng tài điều khiển chính: Viktor Kassai, người Hungary Thứ tự xếp hạng tại FIFA: Brazil 1, Triều Tiên 105 |
Mạnh Hùng (TTXVN/Vietnam+)