Ngày 1/7, một trong tám bệnh nhân bị cấp cứu do ngộ độc ăn nội tạng, uống rượu pha tiết trăn lạ ở huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk đã qua cơn nguy kịch.
Bác sỹ Phạm Hồng Lâm, Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk) cho biết sau hơn 1 tuần điều trị tích cực, đến nay bệnh nhân Trần Văn Phúc (sinh năm 1978, trú tại thôn Tam Hà, xã Cư Klông, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) đã qua cơn nguy kịch, sức khỏe đang dần ổn định trở lại.
Trước đó vào ngày 21/6, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk tiếp nhận hai bệnh nhân là Trần Văn Phúc và Nguyễn Văn Sâm (cùng trú tại thôn Tam Hà) từ Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh chuyển đến trong tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc rất nặng; sốt liên tục hơn 15 ngày không cắt cơn; rối loạn tiêu hóa, đi cầu ra máu, tiểu cầu giảm không rõ nguyên nhân, suy giảm chức năng gan, thận (được Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh chẩn đoán theo dõi sốt xuất huyết).
Bệnh nhân Nguyễn Văn Sâm sau đó phải chuyển vào Bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh, vì bị hôn mê sâu. Qua các xét nghiệm lâm sàng, hội chẩn và tìm hiểu từ người nhà bệnh nhân, các bác sỹ của Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Đắk Lắk đã loại trừ bệnh sốt xuất huyết và chẩn đoán bệnh nhân Trần Văn Phúc thuộc nhóm nhiễm trùng, nhiễm độc thức ăn (do uống rượu có pha tiết của con trăn lạ).
Bác sỹ Phạm Hồng Lâm, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân Phúc đã thực hiện phác đồ điều trị phối hợp giữa kháng sinh chống nhiễm trùng, nhiễm khuẩn và điều trị tích cực triệu chứng, nâng cao thể trạng, điều chỉnh chức năng gan, thận. Sau 1 tuần điều trị tích cực, bệnh nhân Phúc đã cắt sốt, sức khỏe chuyển biến theo chiều hướng hồi phục dần.
Tiếp xúc với phóng viên, bệnh nhân Phúc cho biết, vào khoảng giữa tháng 6/2013, ông Nguyễn Công Sơn (là hàng xóm của anh Phúc) mua của người dân một con trăn đất nặng khoảng 15kg để xẻ thịt nấu cao. Ông Sơn mời anh Phúc qua nhà ăn lòng và ống rượu pha tiết trăn.
Do bận công việc nên anh chỉ uống 1-2 ly rượu pha tiết trăn rồi đi về. Khoảng 1 tuần sau cả 8 người tham gia ăn lòng và uống rượu pha tiết trăn lạ (trong đó có vợ và 2 con của ông Sơn) đều có cùng triệu chứng như đã nêu ở trên. Trong đó, 7 trường hợp bị nhiễm độc nặng đều được gia đình chuyển vào điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Y học Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh (một trường hợp đang trong tình trạng phải thở máy). Riêng anh Phúc có lẽ do uống ít rượu pha tiết trăn (chưa ăn lòng trăn) nên bị nhẹ nhất và được Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Đắk Lắk cứu sống./.
Bác sỹ Phạm Hồng Lâm, Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk) cho biết sau hơn 1 tuần điều trị tích cực, đến nay bệnh nhân Trần Văn Phúc (sinh năm 1978, trú tại thôn Tam Hà, xã Cư Klông, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) đã qua cơn nguy kịch, sức khỏe đang dần ổn định trở lại.
Trước đó vào ngày 21/6, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk tiếp nhận hai bệnh nhân là Trần Văn Phúc và Nguyễn Văn Sâm (cùng trú tại thôn Tam Hà) từ Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh chuyển đến trong tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc rất nặng; sốt liên tục hơn 15 ngày không cắt cơn; rối loạn tiêu hóa, đi cầu ra máu, tiểu cầu giảm không rõ nguyên nhân, suy giảm chức năng gan, thận (được Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh chẩn đoán theo dõi sốt xuất huyết).
Bệnh nhân Nguyễn Văn Sâm sau đó phải chuyển vào Bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh, vì bị hôn mê sâu. Qua các xét nghiệm lâm sàng, hội chẩn và tìm hiểu từ người nhà bệnh nhân, các bác sỹ của Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Đắk Lắk đã loại trừ bệnh sốt xuất huyết và chẩn đoán bệnh nhân Trần Văn Phúc thuộc nhóm nhiễm trùng, nhiễm độc thức ăn (do uống rượu có pha tiết của con trăn lạ).
Bác sỹ Phạm Hồng Lâm, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân Phúc đã thực hiện phác đồ điều trị phối hợp giữa kháng sinh chống nhiễm trùng, nhiễm khuẩn và điều trị tích cực triệu chứng, nâng cao thể trạng, điều chỉnh chức năng gan, thận. Sau 1 tuần điều trị tích cực, bệnh nhân Phúc đã cắt sốt, sức khỏe chuyển biến theo chiều hướng hồi phục dần.
Tiếp xúc với phóng viên, bệnh nhân Phúc cho biết, vào khoảng giữa tháng 6/2013, ông Nguyễn Công Sơn (là hàng xóm của anh Phúc) mua của người dân một con trăn đất nặng khoảng 15kg để xẻ thịt nấu cao. Ông Sơn mời anh Phúc qua nhà ăn lòng và ống rượu pha tiết trăn.
Do bận công việc nên anh chỉ uống 1-2 ly rượu pha tiết trăn rồi đi về. Khoảng 1 tuần sau cả 8 người tham gia ăn lòng và uống rượu pha tiết trăn lạ (trong đó có vợ và 2 con của ông Sơn) đều có cùng triệu chứng như đã nêu ở trên. Trong đó, 7 trường hợp bị nhiễm độc nặng đều được gia đình chuyển vào điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Y học Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh (một trường hợp đang trong tình trạng phải thở máy). Riêng anh Phúc có lẽ do uống ít rượu pha tiết trăn (chưa ăn lòng trăn) nên bị nhẹ nhất và được Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Đắk Lắk cứu sống./.
Việt Dũng (TTXVN)