Do nhu cầu xây dựng ngày càng nhiều, tình trạng khai thác cát sỏi trái phép trên hệ thống sông Hồng, sông Đuống và sông Đà đoạn chảy qua Hà Nội (dài hơn 280km) đã đến hồi báo động.
Ông Đỗ Đức Thịnh, Chi Cục trưởng Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội bức xúc cho biết khai thác cát trái phép đang là vấn đề "nóng" ảnh hưởng trực tiếp đến việc đảm bảo an toàn cho hệ thống đê điều Hà Nội, xâm hại nghiêm trọng đến chân đê, hành lang bảo vệ đê, hành lang thoát lũ... nhất là khi mùa mưa bão đang đến gần.
Bên cạnh đó, việc khai thác cát trái phép còn làm cho nhiều khúc sông bị thay đổi dòng chảy gây sạt lở đê điều, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông đường thủy và đời sống người dân ở dọc đê.
Công tác tuần tra kiểm soát, phát hiện và xử lý những vi phạm liên quan đến hoạt động khai thác cát của các cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn. Từ đầu tháng Ba đến nay, nhiều tàu hút cát ra sức hoạt động trên sông Hồng, đoạn qua thôn Đại Gia, xã Thụy Phú, huyện Phú Xuyên, Hà Nội đã gây đe doạ cho sự an toàn của kè Thụy Phú.
Tại chân đê thôn Đại Gia, xã Thụy Phú đã nghe thấy tiếng máy nổ sôi động của các tàu tham gia hút cát giữa sông Hồng vang lên ầm ầm. Người dân sống ở gần kè Thụy Phú bức xúc: không chỉ ban ngày mà cả tối cũng xuất hiện những chiếc tàu có trọng tải lớn đến khu vực thôn Đại Gia hút cát.
Lợi dụng lực lượng chức năng không tuần tra vào buổi tối, những tàu này đã thắp đèn sáng rực trên sông để hút cát cả đêm. Có khi tàu hút cát chỉ nằm cách bờ kè Thụy Phú vài chục mét.
Năm 2009, thành phố Hà Nội đã đầu tư xây dựng kè Thụy Phú để ngăn chặn tình trạng lở đất, bảo vệ an toàn cho dân. Từ khi kè Thụy Phú hoàn thành đến nay, nơi đây trở thành điểm "nóng" cho nạn "cát tặc" hoành hành. Nếu tình trạng hút cát tiếp tục diễn ra nhiều ngày như hiện nay sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến bờ kè, gây ra xói mòn, rỗng chân kè.
Trong khi Kè Thụy Phú lại có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ đê, phòng chống lụt bão của thành phố Hà Nội. Nếu ngay lúc này các cơ quan chức năng không kịp thời ngăn chặn nạn "cát tặc" e rằng đến mùa mưa bão sắp tới ai dám chắc là hà bá không "nuốt" kè?
Ông Đỗ Đức Thịnh cũng cho biết thực tế cho thấy việc khai thác cát trái phép đầu tư ít, lợi nhuận cao, không phải trả bất cứ một loại phí nào. Đối tượng khai thác sẵn sàng bỏ chạy, thậm chí chống đối lại lực lượng chức năng khi bị phát hiện. Phương thức hoạt động của “cát tặc” là “hút trộm, chạy trốn và... chống đối.”
Theo ông, trong vòng hai giờ đồng hồ, một chiếc thuyền loại vừa với công suất khai thác, hút cát trung bình cũng có thể “móc” được ở dưới lòng sông từ 70-100m3 cát sỏi. Với sự khan hiếm về vật liệu xây dựng trong đó có nguyên liệu cát, chỉ tính sơ bộ như vậy “cát tặc” cũng thu được xấp xỉ hai triệu đồng.
Trong ba tháng đầu năm, Phòng Cảnh sát giao thông đường thủy, Công an Hà Nội đã xử lý hơn 110 trường hợp khai thác cát trái phép; trong đó có hơn 20 lượt chủ bến bãi vật liệu xây dựng và hơn 10 trường hợp khai thác cát đen trái phép trên sông Hồng và sông Đáy.
Đại tá Nguyễn Đức Nghi, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cũng yêu cầu Phòng cảnh sát giao thông đường thủy cần tiếp tục triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục các kiến thức pháp luật, chú trọng vào những nội dung liên quan đến Luật Giao thông đường thủy nội địa, những quy định và cách thức phòng tránh tai nạn giao thông đường thủy tới người dân sinh sống, làm việc trên các tuyến sông.
Đồng thời, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cũng yêu cầu xử lý nghiêm tất cả những trường hợp khai thác cát trái phép làm ảnh hưởng đến dòng chảy của sông, gây sạt lở đê.../.
Ông Đỗ Đức Thịnh, Chi Cục trưởng Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội bức xúc cho biết khai thác cát trái phép đang là vấn đề "nóng" ảnh hưởng trực tiếp đến việc đảm bảo an toàn cho hệ thống đê điều Hà Nội, xâm hại nghiêm trọng đến chân đê, hành lang bảo vệ đê, hành lang thoát lũ... nhất là khi mùa mưa bão đang đến gần.
Bên cạnh đó, việc khai thác cát trái phép còn làm cho nhiều khúc sông bị thay đổi dòng chảy gây sạt lở đê điều, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông đường thủy và đời sống người dân ở dọc đê.
Công tác tuần tra kiểm soát, phát hiện và xử lý những vi phạm liên quan đến hoạt động khai thác cát của các cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn. Từ đầu tháng Ba đến nay, nhiều tàu hút cát ra sức hoạt động trên sông Hồng, đoạn qua thôn Đại Gia, xã Thụy Phú, huyện Phú Xuyên, Hà Nội đã gây đe doạ cho sự an toàn của kè Thụy Phú.
Tại chân đê thôn Đại Gia, xã Thụy Phú đã nghe thấy tiếng máy nổ sôi động của các tàu tham gia hút cát giữa sông Hồng vang lên ầm ầm. Người dân sống ở gần kè Thụy Phú bức xúc: không chỉ ban ngày mà cả tối cũng xuất hiện những chiếc tàu có trọng tải lớn đến khu vực thôn Đại Gia hút cát.
Lợi dụng lực lượng chức năng không tuần tra vào buổi tối, những tàu này đã thắp đèn sáng rực trên sông để hút cát cả đêm. Có khi tàu hút cát chỉ nằm cách bờ kè Thụy Phú vài chục mét.
Năm 2009, thành phố Hà Nội đã đầu tư xây dựng kè Thụy Phú để ngăn chặn tình trạng lở đất, bảo vệ an toàn cho dân. Từ khi kè Thụy Phú hoàn thành đến nay, nơi đây trở thành điểm "nóng" cho nạn "cát tặc" hoành hành. Nếu tình trạng hút cát tiếp tục diễn ra nhiều ngày như hiện nay sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến bờ kè, gây ra xói mòn, rỗng chân kè.
Trong khi Kè Thụy Phú lại có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ đê, phòng chống lụt bão của thành phố Hà Nội. Nếu ngay lúc này các cơ quan chức năng không kịp thời ngăn chặn nạn "cát tặc" e rằng đến mùa mưa bão sắp tới ai dám chắc là hà bá không "nuốt" kè?
Ông Đỗ Đức Thịnh cũng cho biết thực tế cho thấy việc khai thác cát trái phép đầu tư ít, lợi nhuận cao, không phải trả bất cứ một loại phí nào. Đối tượng khai thác sẵn sàng bỏ chạy, thậm chí chống đối lại lực lượng chức năng khi bị phát hiện. Phương thức hoạt động của “cát tặc” là “hút trộm, chạy trốn và... chống đối.”
Theo ông, trong vòng hai giờ đồng hồ, một chiếc thuyền loại vừa với công suất khai thác, hút cát trung bình cũng có thể “móc” được ở dưới lòng sông từ 70-100m3 cát sỏi. Với sự khan hiếm về vật liệu xây dựng trong đó có nguyên liệu cát, chỉ tính sơ bộ như vậy “cát tặc” cũng thu được xấp xỉ hai triệu đồng.
Trong ba tháng đầu năm, Phòng Cảnh sát giao thông đường thủy, Công an Hà Nội đã xử lý hơn 110 trường hợp khai thác cát trái phép; trong đó có hơn 20 lượt chủ bến bãi vật liệu xây dựng và hơn 10 trường hợp khai thác cát đen trái phép trên sông Hồng và sông Đáy.
Đại tá Nguyễn Đức Nghi, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cũng yêu cầu Phòng cảnh sát giao thông đường thủy cần tiếp tục triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục các kiến thức pháp luật, chú trọng vào những nội dung liên quan đến Luật Giao thông đường thủy nội địa, những quy định và cách thức phòng tránh tai nạn giao thông đường thủy tới người dân sinh sống, làm việc trên các tuyến sông.
Đồng thời, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cũng yêu cầu xử lý nghiêm tất cả những trường hợp khai thác cát trái phép làm ảnh hưởng đến dòng chảy của sông, gây sạt lở đê.../.
Thanh Phương (Vietnam+)