Ngày 17/11, tỉnh An Giang đã làm lễ thông xe lên đỉnh Núi Cấm thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên để phục vụ khách tham quan du lịch, việc đi lại và vận chuyển hàng hóa phục vụ cho người dân trên núi Cấm.
Như vậy đã hơn 6 tháng từ sau khi sự cố đá lăn ngày 5/5/2012 ở lưng chừng núi Cấm làm 6 người chết, 2 người bị thương, các đơn vị liên quan đã thực hiện 4 giai đoạn khắc phục, sữa chữa, nên tuyến đường lên núi dài 8km đã được thi công hoàn chỉnh.
Ông Lê Minh Hưng, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần phát triển du lịch An Giang cho biết Núi Cấm có độ cao trên 700 mét, từ lâu đã được biết đến như là một chốn linh thiêng và huyền bí. Mỗi năm nơi đây thu hút gần 2 triệu lượt khách đến tham quan du lịch, du lịch tâm linh, đông nhất là vào các ngày rằm, các dịp lễ hội hoặc Tết.
Tuyến đường lên đỉnh Núi Cấm, ngoài việc phục vụ khách tham quan du lịch, còn phục vụ trên 2.000 hộ dân sống trên núi có điều kiện sinh hoạt làm ăn sau thời gian gián đoạn.
Ủy ban Nhân dân huyện Tịnh Biên phối hợp Công ty cổ phần phát triển du lịch An Giang đã tiến hành xử lý tại 58 điểm có nguy cơ sạt lở núi, với tổng khối lượng đá đã bóc, tách là 5.044m3... đảm bảo an toàn cho người dân đi lại.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang tổ chức cùng Viện Địa lý tài nguyên Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành khảo sát toàn diện trên khu vực đỉnh núi, các triền dọc theo tuyến đường, đã nghiệm thu xong và giao cho địa phương thực hiện quan trắc, kiểm tra thường xuyên và định kỳ trong suốt thời gian hoạt động của khu du lịch núi Cấm... nhằm đảm bảo an toàn cho du khách./.
Như vậy đã hơn 6 tháng từ sau khi sự cố đá lăn ngày 5/5/2012 ở lưng chừng núi Cấm làm 6 người chết, 2 người bị thương, các đơn vị liên quan đã thực hiện 4 giai đoạn khắc phục, sữa chữa, nên tuyến đường lên núi dài 8km đã được thi công hoàn chỉnh.
Ông Lê Minh Hưng, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần phát triển du lịch An Giang cho biết Núi Cấm có độ cao trên 700 mét, từ lâu đã được biết đến như là một chốn linh thiêng và huyền bí. Mỗi năm nơi đây thu hút gần 2 triệu lượt khách đến tham quan du lịch, du lịch tâm linh, đông nhất là vào các ngày rằm, các dịp lễ hội hoặc Tết.
Tuyến đường lên đỉnh Núi Cấm, ngoài việc phục vụ khách tham quan du lịch, còn phục vụ trên 2.000 hộ dân sống trên núi có điều kiện sinh hoạt làm ăn sau thời gian gián đoạn.
Ủy ban Nhân dân huyện Tịnh Biên phối hợp Công ty cổ phần phát triển du lịch An Giang đã tiến hành xử lý tại 58 điểm có nguy cơ sạt lở núi, với tổng khối lượng đá đã bóc, tách là 5.044m3... đảm bảo an toàn cho người dân đi lại.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang tổ chức cùng Viện Địa lý tài nguyên Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành khảo sát toàn diện trên khu vực đỉnh núi, các triền dọc theo tuyến đường, đã nghiệm thu xong và giao cho địa phương thực hiện quan trắc, kiểm tra thường xuyên và định kỳ trong suốt thời gian hoạt động của khu du lịch núi Cấm... nhằm đảm bảo an toàn cho du khách./.
Vương Thoại Trung (TTXVN)