Tính đến tháng 8 của niên vụ 2011-2012 (kết thúc vào tháng 9/2012), xuất khẩu đường của Ấn Độ đã đạt 3,15 triệu tấn, mức cao nhất trong 4 năm qua, sau khi chính phủ nới lỏng việc xuất khẩu đường để giúp các nhà sản xuất hưởng lợi khi giá đường thế giới tăng cao.
Hiện có hơn 200.000 tấn đường đang nằm chờ ở các cảng để xuất khẩu.
Ấn Độ là nước sản xuất đường lớn thứ hai thế giới và đứng đầu thế giới về tiêu thụ đường. Nước này chưa từng xuất khẩu nhiều đường đến thế trong một mùa vụ, trừ niên vụ 2007-2008 đã xuất khẩu được 4,95 triệu tấn đường nhờ chương trình trợ giá của Chính phủ đối với việc xuất khẩu mặt hàng này nhằm giảm bớt lượng đường dự trữ trong kho.
Sau khi phải đối mặt với tình trạng thiếu đường trong suốt 2 năm, Chính phủ Ấn Độ đã thông qua đề xuất chỉ cho phép xuất khẩu 1,5 triệu tấn bắt đầu từ tháng 4/2011 theo các giấy phép mở. Thêm vào đó, đợt hạn hán năm 2009 buộc nước này phải nhập khẩu 2 triệu tấn đường, đẩy giá đường nguyên liệu theo các hợp đồng mua bán kỳ hạn tại New York tăng lên mức cao nhất trong 30 năm qua.
Năm nay, ban đầu Chính phủ Ấn Độ chỉ cho phép xuất khẩu 2 triệu tấn đường trước khi nới lỏng lệnh xuất khẩu vào tháng 5, để giúp các nhà máy thanh toán toàn bộ tiền mua mía trước đó cho người nông dân.
Sản lượng đường ước tính tăng 7% lên 26 triệu tấn so với mức tiêu thụ vào khoảng 21,5 triệu tấn. Tuy nhiên, một quan chức chính phủ cho biết xuất khẩu đường hiện đã chậm lại do giá đường nội địa tăng, trong khi giá đường thế giới giảm - việc làm cho xuất khẩu trở nên kém hấp dẫn.
Theo ước tính của ngành mía đường, tính đến cuối niên vụ này dự trữ đường của Ấn Độ sẽ vượt niên vụ trước khoảng 1-1,5 triệu tấn. Hiệp hội các nhà máy đường cho biết niên vụ 2010-2011 lượng đường dự trữ vào khoảng 5,5 triệu tấn.
Các nhà quan sát trong ngành dự đoán sản lượng đường của Ấn Độ sẽ chạm mức 25 triệu tấn trong niên vụ 2012-2013, trong khi tiêu thụ nội địa ở mức 22 triệu tấn./.
Hiện có hơn 200.000 tấn đường đang nằm chờ ở các cảng để xuất khẩu.
Ấn Độ là nước sản xuất đường lớn thứ hai thế giới và đứng đầu thế giới về tiêu thụ đường. Nước này chưa từng xuất khẩu nhiều đường đến thế trong một mùa vụ, trừ niên vụ 2007-2008 đã xuất khẩu được 4,95 triệu tấn đường nhờ chương trình trợ giá của Chính phủ đối với việc xuất khẩu mặt hàng này nhằm giảm bớt lượng đường dự trữ trong kho.
Sau khi phải đối mặt với tình trạng thiếu đường trong suốt 2 năm, Chính phủ Ấn Độ đã thông qua đề xuất chỉ cho phép xuất khẩu 1,5 triệu tấn bắt đầu từ tháng 4/2011 theo các giấy phép mở. Thêm vào đó, đợt hạn hán năm 2009 buộc nước này phải nhập khẩu 2 triệu tấn đường, đẩy giá đường nguyên liệu theo các hợp đồng mua bán kỳ hạn tại New York tăng lên mức cao nhất trong 30 năm qua.
Năm nay, ban đầu Chính phủ Ấn Độ chỉ cho phép xuất khẩu 2 triệu tấn đường trước khi nới lỏng lệnh xuất khẩu vào tháng 5, để giúp các nhà máy thanh toán toàn bộ tiền mua mía trước đó cho người nông dân.
Sản lượng đường ước tính tăng 7% lên 26 triệu tấn so với mức tiêu thụ vào khoảng 21,5 triệu tấn. Tuy nhiên, một quan chức chính phủ cho biết xuất khẩu đường hiện đã chậm lại do giá đường nội địa tăng, trong khi giá đường thế giới giảm - việc làm cho xuất khẩu trở nên kém hấp dẫn.
Theo ước tính của ngành mía đường, tính đến cuối niên vụ này dự trữ đường của Ấn Độ sẽ vượt niên vụ trước khoảng 1-1,5 triệu tấn. Hiệp hội các nhà máy đường cho biết niên vụ 2010-2011 lượng đường dự trữ vào khoảng 5,5 triệu tấn.
Các nhà quan sát trong ngành dự đoán sản lượng đường của Ấn Độ sẽ chạm mức 25 triệu tấn trong niên vụ 2012-2013, trong khi tiêu thụ nội địa ở mức 22 triệu tấn./.
Minh Hằng (TTXVN)