Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ P. Chidambaram vừa nói rằng Ấn Độ và Trung Quốc sẽ dẫn đầu tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong những năm tới.
Theo ông Chidambaram, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ tiếp tục là “đầu tàu” của tăng trưởng kinh tế thế giới, với GDP của Trung Quốc dự kiến đạt mức tăng 8-8,5% trong năm 2013 và 2014, trong khi GDP tương ứng của Ấn Độ dự kiến tăng khoảng 6,1-6,7%.
Ông Chidambaram nhấn mạnh: Tình trạng suy giảm kinh tế trong những năm gần đây đã buộc thế giới phải điều chỉnh và các nước công nghiệp hiện phải tiết kiệm nhiều hơn, trong khi các nền kinh tế đang nổi cần chi tiêu nhiều hơn.
Sự điều chỉnh như vậy sẽ giúp các nước công nghiệp giảm gánh nặng nợ nần. Tất nhiên, bản chất chi tiêu sẽ khác nhau tại các thị trường đang nổi. Trung Quốc có thể chi tiêu nhiều hơn, trong khi Ấn Độ nên tập trung nhiều hơn cho đầu tư.
Đây là những nhận định của ông Chidambaram trong bài thuyết trình với chủ đề “Những liên quan của phương Đông đối với kinh tế toàn cầu” trước sinh viên trường Đại học Harvard, trong khuôn khổ chuyến công du Mỹ để tham dự hội nghị mùa Xuân thường niên của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (WB/IMF).
Trong khi lưu ý rằng các thị trường đang nổi không thể “miễn dịch” trước sự suy giảm của kinh tế toàn cầu, ông Chidambaram cho biết, sự suy giảm tại các nước công nghiệp đã ảnh hưởng đến Ấn Độ, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu.
Theo ông, không giống như các thị trường đang nổi khác, Ấn Độ là nhà nhập khẩu ròng hàng hóa và vốn; trao đổi thương mại về hàng hóa và dịch vụ của Ấn Độ đã vượt 55% GDP trong năm tài chính 2011-2012.
Tuy nhiên, Ấn Độ có lợi thế về lực lượng lao động, với gần một nửa lực lượng lao động bổ sung trong thời kỳ 2011-2030 có độ tuổi 30-49, trong khi lao động ở độ tuổi này tại các nước tiên tiến giảm mạnh./.
Theo ông Chidambaram, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ tiếp tục là “đầu tàu” của tăng trưởng kinh tế thế giới, với GDP của Trung Quốc dự kiến đạt mức tăng 8-8,5% trong năm 2013 và 2014, trong khi GDP tương ứng của Ấn Độ dự kiến tăng khoảng 6,1-6,7%.
Ông Chidambaram nhấn mạnh: Tình trạng suy giảm kinh tế trong những năm gần đây đã buộc thế giới phải điều chỉnh và các nước công nghiệp hiện phải tiết kiệm nhiều hơn, trong khi các nền kinh tế đang nổi cần chi tiêu nhiều hơn.
Sự điều chỉnh như vậy sẽ giúp các nước công nghiệp giảm gánh nặng nợ nần. Tất nhiên, bản chất chi tiêu sẽ khác nhau tại các thị trường đang nổi. Trung Quốc có thể chi tiêu nhiều hơn, trong khi Ấn Độ nên tập trung nhiều hơn cho đầu tư.
Đây là những nhận định của ông Chidambaram trong bài thuyết trình với chủ đề “Những liên quan của phương Đông đối với kinh tế toàn cầu” trước sinh viên trường Đại học Harvard, trong khuôn khổ chuyến công du Mỹ để tham dự hội nghị mùa Xuân thường niên của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (WB/IMF).
Trong khi lưu ý rằng các thị trường đang nổi không thể “miễn dịch” trước sự suy giảm của kinh tế toàn cầu, ông Chidambaram cho biết, sự suy giảm tại các nước công nghiệp đã ảnh hưởng đến Ấn Độ, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu.
Theo ông, không giống như các thị trường đang nổi khác, Ấn Độ là nhà nhập khẩu ròng hàng hóa và vốn; trao đổi thương mại về hàng hóa và dịch vụ của Ấn Độ đã vượt 55% GDP trong năm tài chính 2011-2012.
Tuy nhiên, Ấn Độ có lợi thế về lực lượng lao động, với gần một nửa lực lượng lao động bổ sung trong thời kỳ 2011-2030 có độ tuổi 30-49, trong khi lao động ở độ tuổi này tại các nước tiên tiến giảm mạnh./.
Minh Lý (TTXVN)