Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 12/9, Ấn Độ và Nhật Bản đã tiến hành cuộc đối thoại lần thứ 7 về năng lượng, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Ủy ban kế hoạch Ấn Độ Montek Singh Ahluwalia và Bộ trưởng Kinh tế,Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Toshimitsu Motegi.
Tại cuộc đối thoại, phái đoàn hai nước đã ghi nhận tầm quan trọng của các cuộc đối thoại thường niên về năng lượng giữa Ấn Độ và Nhật Bản, coi vấn đề an ninh năng lượng và môi trường toàn cầu là những thách thức lớn cần có hành động liên tục và hiệu quả.
Đặc biệt, để vượt qua những thách thức như sự thay đổi quy mô toàn cầu về nhu cầu năng lượng trong những năm gần đây và giá năng lượng ngày càng tăng, hai bên khẳng định sẽ tăng cường đối thoại giữa các nhà sản xuất và nhà tiêu dùng khí hóa lỏng; đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực bảo tồn năng lượng và năng lượng tái tạo.
Hai bên cũng quyết định sẽ tăng cường các chương trình nhằm phổ biến và mở rộng các dự án kiểu mẫu mà hai nước đã thực hiện cho đến nay, đồng thời tăng cường hợp tác phát triển dầu lửa và khí tự nhiên. Hai bên thừa nhận sự cần thiết phải thúc đẩy hợp tác công nghiệp nhằm mở rộng hợp tác năng lượng trên cơ sở thương mại, dựa trên Tuyên bố chung đã đưa ra tại cuộc Đối thoại năng lượng Ấn Độ - Nhật Bản lần thứ 6.
Cuộc đối thoại lần thứ 7 đã tập trung vào các chủ đề như hợp tác trong lĩnh vực sử dụng năng lượng hiệu quả và bảo tồn năng lượng; hợp tác về năng lượng tái tạo, điện, than, dầu khí và năng lượng hạt nhân; hai bên cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường hợp tác về năng lượng trên trường quốc tế.
Đặc biệt về lĩnh vực năng lượng hạt nhân, hai bên tái khẳng định tầm quan trọng của hợp tác song phương; hoan nghênh hội nghị của Nhóm làm việc về năng lượng hạt nhân, được thành lập trong luôn khổ Đối thoại năng lượng Ấn Độ-Nhật Bản, diễn ra ngày 10/9 vừa qua với nội dung trao đổi những thông tin về chính sách năng lượng hạt nhân hiện nay của hai nước.
Rút bài học từ sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima, hai bên tái khẳng định sự cần thiết phải hợp tác để tăng cường an toàn cho các nhà máy điện hạt nhân; tái khẳng định tầm quan trọng của việc sớm hoàn tất tiến trình thương lượng về một hiệp định hợp tác trong sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình…./.
Tại cuộc đối thoại, phái đoàn hai nước đã ghi nhận tầm quan trọng của các cuộc đối thoại thường niên về năng lượng giữa Ấn Độ và Nhật Bản, coi vấn đề an ninh năng lượng và môi trường toàn cầu là những thách thức lớn cần có hành động liên tục và hiệu quả.
Đặc biệt, để vượt qua những thách thức như sự thay đổi quy mô toàn cầu về nhu cầu năng lượng trong những năm gần đây và giá năng lượng ngày càng tăng, hai bên khẳng định sẽ tăng cường đối thoại giữa các nhà sản xuất và nhà tiêu dùng khí hóa lỏng; đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực bảo tồn năng lượng và năng lượng tái tạo.
Hai bên cũng quyết định sẽ tăng cường các chương trình nhằm phổ biến và mở rộng các dự án kiểu mẫu mà hai nước đã thực hiện cho đến nay, đồng thời tăng cường hợp tác phát triển dầu lửa và khí tự nhiên. Hai bên thừa nhận sự cần thiết phải thúc đẩy hợp tác công nghiệp nhằm mở rộng hợp tác năng lượng trên cơ sở thương mại, dựa trên Tuyên bố chung đã đưa ra tại cuộc Đối thoại năng lượng Ấn Độ - Nhật Bản lần thứ 6.
Cuộc đối thoại lần thứ 7 đã tập trung vào các chủ đề như hợp tác trong lĩnh vực sử dụng năng lượng hiệu quả và bảo tồn năng lượng; hợp tác về năng lượng tái tạo, điện, than, dầu khí và năng lượng hạt nhân; hai bên cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường hợp tác về năng lượng trên trường quốc tế.
Đặc biệt về lĩnh vực năng lượng hạt nhân, hai bên tái khẳng định tầm quan trọng của hợp tác song phương; hoan nghênh hội nghị của Nhóm làm việc về năng lượng hạt nhân, được thành lập trong luôn khổ Đối thoại năng lượng Ấn Độ-Nhật Bản, diễn ra ngày 10/9 vừa qua với nội dung trao đổi những thông tin về chính sách năng lượng hạt nhân hiện nay của hai nước.
Rút bài học từ sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima, hai bên tái khẳng định sự cần thiết phải hợp tác để tăng cường an toàn cho các nhà máy điện hạt nhân; tái khẳng định tầm quan trọng của việc sớm hoàn tất tiến trình thương lượng về một hiệp định hợp tác trong sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình…./.
(TTXVN)