Theo tạp chí Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ấn Độ, số ra ngày 4/2, Chính phủ Ấn Độ đang triển khai xây dựng hệ thống giao thông thông minh tại một số thành phố lớn, trọng điểm.
Cục trưởng Cục phát triển đô thị V. Manjula cho biết hệ thống giao thông thông minh (Intelligent Transport Systems - ITS) đóng vai trò rất quan trọng và mang tính chiến lược trong công cuộc phát triển hạ tầng cơ sở và giao thông đô thị tại thủ đô New Delhi và các thành phố lớn của nước này.
Giới chuyên gia Ấn Độ nhận định, ITS là sự tích hợp của công nghệ thông tin, truyền thông với sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, phương tiện và người tham gia giao thông.
ITS cho phép các thông tin được thu thập và chia sẻ nhằm giúp mọi người có những lựa chọn hữu ích; đồng thời, ITS cũng giúp người tham gia giao thông có những cuộc hành trình hiệu quả. Đặc biệt, ITS sẽ góp phần giảm thiểu đến tác động môi trường vận tải và ùn tắc giao thông trong xã hội hiện đại.
ITS được xem như là một hệ thống lớn, trong đó con người, phương tiện giao thông, mạng lưới đường giao thông là các thành phần của hệ thống, liên kết chặt chẽ với nhau nhằm đảm bảo cho hệ thống giao thông vận tải đạt các yêu cầu như giảm thiểu tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, giá thành vận chuyển; tăng hiệu quả vận chuyển, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho đi lại.
Tại Mỹ, cơ quan nghiên cứu ITS đã được thành lập từ năm 1990 với tên gọi "Hiệp hội phương tiện giao thông thông minh đường bộ Mỹ". Từ năm 1992, các nước châu Âu đã có nhiều dự án nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống giao thông vận tải. Năm 1998, Hàn Quốc tổ chức “Hội nghị quốc tế về ITS” và công bố chương trình tổng thể quốc gia về ITS.
Năm 1996, Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc đã thành lập Trung tâm nghiên cứu về ITS và hệ thống quản lý giao thông tự động đã được triển khai ở Bắc Kinh. Malaysia đang đẩy mạnh phát triển ITS và đã có dự án tổng thể về ITS. Hệ thống ITS đã được lắp đặt ở một số tuyến đường thu thuế. Năm 1996, chính phủ Nhật Bản đã soạn thảo "Chương trình tổng thể về ITS của Nhật Bản."
Theo giới chức địa phương, dự án ITS đã bước đầu được triển khai với hệ thống B-track tại thành phố Bangalore, nơi có nhiều doanh nhiệp và đông dân cư sinh sống của Ấn Độ./.
Cục trưởng Cục phát triển đô thị V. Manjula cho biết hệ thống giao thông thông minh (Intelligent Transport Systems - ITS) đóng vai trò rất quan trọng và mang tính chiến lược trong công cuộc phát triển hạ tầng cơ sở và giao thông đô thị tại thủ đô New Delhi và các thành phố lớn của nước này.
Giới chuyên gia Ấn Độ nhận định, ITS là sự tích hợp của công nghệ thông tin, truyền thông với sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, phương tiện và người tham gia giao thông.
ITS cho phép các thông tin được thu thập và chia sẻ nhằm giúp mọi người có những lựa chọn hữu ích; đồng thời, ITS cũng giúp người tham gia giao thông có những cuộc hành trình hiệu quả. Đặc biệt, ITS sẽ góp phần giảm thiểu đến tác động môi trường vận tải và ùn tắc giao thông trong xã hội hiện đại.
ITS được xem như là một hệ thống lớn, trong đó con người, phương tiện giao thông, mạng lưới đường giao thông là các thành phần của hệ thống, liên kết chặt chẽ với nhau nhằm đảm bảo cho hệ thống giao thông vận tải đạt các yêu cầu như giảm thiểu tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, giá thành vận chuyển; tăng hiệu quả vận chuyển, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho đi lại.
Tại Mỹ, cơ quan nghiên cứu ITS đã được thành lập từ năm 1990 với tên gọi "Hiệp hội phương tiện giao thông thông minh đường bộ Mỹ". Từ năm 1992, các nước châu Âu đã có nhiều dự án nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống giao thông vận tải. Năm 1998, Hàn Quốc tổ chức “Hội nghị quốc tế về ITS” và công bố chương trình tổng thể quốc gia về ITS.
Năm 1996, Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc đã thành lập Trung tâm nghiên cứu về ITS và hệ thống quản lý giao thông tự động đã được triển khai ở Bắc Kinh. Malaysia đang đẩy mạnh phát triển ITS và đã có dự án tổng thể về ITS. Hệ thống ITS đã được lắp đặt ở một số tuyến đường thu thuế. Năm 1996, chính phủ Nhật Bản đã soạn thảo "Chương trình tổng thể về ITS của Nhật Bản."
Theo giới chức địa phương, dự án ITS đã bước đầu được triển khai với hệ thống B-track tại thành phố Bangalore, nơi có nhiều doanh nhiệp và đông dân cư sinh sống của Ấn Độ./.
Nguyễn Tiến Hiến (Vietnam+)