Các quan chức quốc phòng Ấn Độ cho biết, tối 23/11, quân đội nước này lần đầu tiên bắn thử tên lửa đạn đạo tầm trung Agni-II có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Tên lửa trên được bắn đi từ đảo Wheeler, ở ngoài khơi bang Orissa, miền Đông Ấn Độ.
Agni-II là tên lửa đất đối đất, dài 20m, nặng 166 tấn, có thể đem theo một đầu đạn nặng một tấn, tầm bắn 2.000km, nếu giảm tải có thể bắn xa đến 3.000km.
Đây là thế hệ hai của tên lửa Agni do Tổ chức Phát triển và Nghiên cứu Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) chế tạo. Ấn Độ cũng đã có tên lửa Agni-III với tầm bắn 3.000km có thể mang theo đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân. Loại Agni-I có tầm bắn 1.500km.
Có tin cho biết DRDO trên đang nghiên cứu chế tạo một loại Agni thế hệ mới với tầm bắn 5.000km.
Trước đó, ngày 12/10, Ấn Độ đã phóng thử thành công hai tên lửa đạn đạo tầm ngắn đất đối đất Prithvi 2, được trang bị hệ thống tự hành, có thể tránh được tên lửa của đối phương và có khả năng mang được đầu đạn thường nặng một tấn hoặc đầu đạn hạt nhân.
Nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Ân Độ cho biết, nước này có thể sẽ thử tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos vào tháng 12 tới, từ tàu ngầm ở ngoài khơi bang Orissa.
Tên lửa BrahMos, với tầm bắn 290km, là tên lửa hành trình có tốc độ nhanh nhất thế giới ở thời điểm hiện tại, bay nhanh hơn tốc độ âm thanh từ 2,5 - 2,8 lần, gấp khoảng 3,5 lần so với tên lửa hành trình Harpoon của Mỹ./.
Tên lửa trên được bắn đi từ đảo Wheeler, ở ngoài khơi bang Orissa, miền Đông Ấn Độ.
Agni-II là tên lửa đất đối đất, dài 20m, nặng 166 tấn, có thể đem theo một đầu đạn nặng một tấn, tầm bắn 2.000km, nếu giảm tải có thể bắn xa đến 3.000km.
Đây là thế hệ hai của tên lửa Agni do Tổ chức Phát triển và Nghiên cứu Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) chế tạo. Ấn Độ cũng đã có tên lửa Agni-III với tầm bắn 3.000km có thể mang theo đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân. Loại Agni-I có tầm bắn 1.500km.
Có tin cho biết DRDO trên đang nghiên cứu chế tạo một loại Agni thế hệ mới với tầm bắn 5.000km.
Trước đó, ngày 12/10, Ấn Độ đã phóng thử thành công hai tên lửa đạn đạo tầm ngắn đất đối đất Prithvi 2, được trang bị hệ thống tự hành, có thể tránh được tên lửa của đối phương và có khả năng mang được đầu đạn thường nặng một tấn hoặc đầu đạn hạt nhân.
Nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Ân Độ cho biết, nước này có thể sẽ thử tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos vào tháng 12 tới, từ tàu ngầm ở ngoài khơi bang Orissa.
Tên lửa BrahMos, với tầm bắn 290km, là tên lửa hành trình có tốc độ nhanh nhất thế giới ở thời điểm hiện tại, bay nhanh hơn tốc độ âm thanh từ 2,5 - 2,8 lần, gấp khoảng 3,5 lần so với tên lửa hành trình Harpoon của Mỹ./.
(TTXVN/Vietnam+)