Kumbh Mela, lễ hội tôn giáo lớn nhất thế giới, trong đó khoảng 100 triệu người lao xuống tắm tại sông Hằng ở Ấn Độ, thực tế lại có lợi cho sức khỏe của người hành hương, theo một nghiên cứu mới được công bố.
Theo nghiên cứu do Ấn Độ và Anh hợp tác thực hiện, dù thời tiết lạnh giá, tiếng ồn không ngớt, đồ ăn thì tồi và nguy cơ mắc bệnh cao, các tín đồ Hindu giáo tham dự các sự kiện như thế lại cho biết họ rất khỏe về tinh thần và thể xác.
"Trong khi một số người có thể ốm và cảm thấy tệ hơn, với phần lớn những người khác, lễ hội Mela lại tốt cho sức khỏe của họ," nghiên cứu mang tên "Thấu hiểu trải nghiệm hành hương" đánh giá.
Lễ hội Kumbh Mela dài 55 ngày tại Allahabad ở phía Bắc Ấn Độ, cứ12 năm lại diễn ra một lần, đã bắt đầu từ ngày 14/1 khi nhà chức trách thông báo 8 triệu người đã xuống tắm ở sông Hằng để tẩy sạch tội lỗi.
Các lễ hội mela nhỏ hơn diễn ra vào mỗi năm ở Ấn Độ.
Các nhà khoa học xã hội từ trường đại học Anh và năm trường Ấn Độ kết luận rằng, việc chia sẻ trải nghiệm chịu đựng gian khổ theo nhóm và chia sẻ các hoạt động giống nhau sẽ mang tới tác dụng vượt qua mọi sự mệt mỏi, khó chịu thể xác.
Theo nghiên cứu, "việc trải nghiệm là một thành viên trong cộng đồng những người hành hương Hindu có quan hệ chặt chẽ với nhau và cảm giác nhận được sự hỗ trợ từ những người hành hương khác sẽ làm tăng cảm giác cộng đồng."
Nghiên cứu này, được đăng trên tuần báo khoa học Plos One, gồm hai cuộc khảo sát trong năm 2010 và 2011 trên 416 người hành hương và 127 người không hành hương./.
Theo nghiên cứu do Ấn Độ và Anh hợp tác thực hiện, dù thời tiết lạnh giá, tiếng ồn không ngớt, đồ ăn thì tồi và nguy cơ mắc bệnh cao, các tín đồ Hindu giáo tham dự các sự kiện như thế lại cho biết họ rất khỏe về tinh thần và thể xác.
"Trong khi một số người có thể ốm và cảm thấy tệ hơn, với phần lớn những người khác, lễ hội Mela lại tốt cho sức khỏe của họ," nghiên cứu mang tên "Thấu hiểu trải nghiệm hành hương" đánh giá.
Lễ hội Kumbh Mela dài 55 ngày tại Allahabad ở phía Bắc Ấn Độ, cứ12 năm lại diễn ra một lần, đã bắt đầu từ ngày 14/1 khi nhà chức trách thông báo 8 triệu người đã xuống tắm ở sông Hằng để tẩy sạch tội lỗi.
Các lễ hội mela nhỏ hơn diễn ra vào mỗi năm ở Ấn Độ.
Các nhà khoa học xã hội từ trường đại học Anh và năm trường Ấn Độ kết luận rằng, việc chia sẻ trải nghiệm chịu đựng gian khổ theo nhóm và chia sẻ các hoạt động giống nhau sẽ mang tới tác dụng vượt qua mọi sự mệt mỏi, khó chịu thể xác.
Theo nghiên cứu, "việc trải nghiệm là một thành viên trong cộng đồng những người hành hương Hindu có quan hệ chặt chẽ với nhau và cảm giác nhận được sự hỗ trợ từ những người hành hương khác sẽ làm tăng cảm giác cộng đồng."
Nghiên cứu này, được đăng trên tuần báo khoa học Plos One, gồm hai cuộc khảo sát trong năm 2010 và 2011 trên 416 người hành hương và 127 người không hành hương./.
Linh Vũ (Vietnam+)