Báo The Hindu ngày 22/3 đưa tin Ấn Độ sẽ bắt đầu triển khai hệ thống đánh chặn tên lửa vào năm 2012 nhằm vô hiệu hóa các tên lửa đạn đạo tấn công nước này.
Báo trên dẫn lời ông V. K .Saraswat, Tổng Giám đốc Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO), cho biết hệ thống đánh chặn tên lửa của nước này sẽ được triển khai làm hai giai đoạn.
Trong giai đoạn một, hệ thống này có thể được sử dụng để đánh chặn các tên lửa đạn đạo đang bay đến ở khoảng cách 2.000km. Trong giai đoạn hai, hệ thống có thể tiêu diệt các tên lửa đạn đạo ở khoảng cách xa hơn 2.000km.
Ông Saraswat cho biết thêm hệ thống đánh chặn tên lửa của Ấn Độ sẽ bao gồm hai tầng. Tầng đánh chặn phía trên sẽ do tên lửa phòng không Prithvi thực hiện ở độ cao hơn 50km so với mặt đất, trong khi tầng đánh chặn phía dưới sẽ do Hệ thống Phòng không tối tân đảm nhiệm ở độ cao 30km.
Ngoài ra, các nhà khoa học DRDO cũng đang phát triển một loại tên lửa đánh chặn siêu thanh mới có tốc độ 6 Mach (bay nhanh gấp sáu lần tốc độ âm thanh) để tăng tốc độ đánh chặn.
Theo ông Saraswat, trong vòng hai năm tới, quốc gia Nam Á này sẽ thử nghiệm thêm nhiều vụ tên lửa đánh chặn để đảm bảo độ tin cậy và hợp lý khi triển khai.
Tuy nhiên, một nhà phân tích quân sự cho rằng lá chắn tên lửa nói trên của Ấn Độ chỉ có thể bảo vệ được một số mục tiêu quan trọng chứ không thể bao phủ tất cả mục tiêu trọng yếu trên toàn bộ lãnh thổ nước này./.
Báo trên dẫn lời ông V. K .Saraswat, Tổng Giám đốc Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO), cho biết hệ thống đánh chặn tên lửa của nước này sẽ được triển khai làm hai giai đoạn.
Trong giai đoạn một, hệ thống này có thể được sử dụng để đánh chặn các tên lửa đạn đạo đang bay đến ở khoảng cách 2.000km. Trong giai đoạn hai, hệ thống có thể tiêu diệt các tên lửa đạn đạo ở khoảng cách xa hơn 2.000km.
Ông Saraswat cho biết thêm hệ thống đánh chặn tên lửa của Ấn Độ sẽ bao gồm hai tầng. Tầng đánh chặn phía trên sẽ do tên lửa phòng không Prithvi thực hiện ở độ cao hơn 50km so với mặt đất, trong khi tầng đánh chặn phía dưới sẽ do Hệ thống Phòng không tối tân đảm nhiệm ở độ cao 30km.
Ngoài ra, các nhà khoa học DRDO cũng đang phát triển một loại tên lửa đánh chặn siêu thanh mới có tốc độ 6 Mach (bay nhanh gấp sáu lần tốc độ âm thanh) để tăng tốc độ đánh chặn.
Theo ông Saraswat, trong vòng hai năm tới, quốc gia Nam Á này sẽ thử nghiệm thêm nhiều vụ tên lửa đánh chặn để đảm bảo độ tin cậy và hợp lý khi triển khai.
Tuy nhiên, một nhà phân tích quân sự cho rằng lá chắn tên lửa nói trên của Ấn Độ chỉ có thể bảo vệ được một số mục tiêu quan trọng chứ không thể bao phủ tất cả mục tiêu trọng yếu trên toàn bộ lãnh thổ nước này./.
(TTXVN/Vietnam+)