Ngày 7/8, Hải quân Ấn Độ tuyên bố sẽ tiến hành thử nghiệm tàu ngầm hạt nhân đầu tiên được chế tạo trong nước trong vài tháng tới.
Thông báo này được đưa ra tại thủ đô New Delhi trong lễ công bố các dự án nâng cấp khí tài quân sự trị giá một tỷ USD cho lực lượng Hải quân.
Tham mưu trưởng Hải quân Ấn Độ-Đô đốc Nirmal Verma, cho biết tàu INS Arihant nặng 6.000 tấn, được giới thiệu vào năm 2009 và là một phần trong dự án đóng năm tàu ngầm loại này.
Theo quan chức trên, tàu Arihant - được trang bị tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và ngư lôi và được vận hành bởi một lò phản ứng hạt nhân công suất 85MW, có thể đạt vận tốc tối đa 24 hải lý/giờ (tương đương 44km/giờ). Tàu này có sức chứa khoảng 95 người.
Đô đốc Verma cho biết thêm Ấn Độ hiện có 43 tàu chiến được chế tạo trong nước. Trong năm tới, Hải quân Ấn Độ sẽ đưa vào biên chế tám máy bay do thám tầm xa trên biển P-8I do tập đoàn Boeing của Mỹ sản xuất. Sáu tàu ngầm Scorpene do Pháp và Tây Ban Nha chế tạo cũng sẽ lần lượt được đưa vào biên chế Hải quân Ấn Độ từ năm 2015-2018.
Ấn Độ có kế hoạch xây dựng hạm đội chiến đấu hạt nhân đủ mọi chức năng vào năm 2020. Hồi tháng Tư vừa qua, quốc gia Nam Á này đã đưa vào hoạt động tàu ngầm hạt nhân INS Chakra do Nga chế tạo, trở thành một trong số ít các quốc gia sở hữu tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Hiện có năm nước khác đã triển khai tàu ngầm hạt nhân, gồm Anh, Trung Quốc, Pháp, Mỹ và Nga./.
Thông báo này được đưa ra tại thủ đô New Delhi trong lễ công bố các dự án nâng cấp khí tài quân sự trị giá một tỷ USD cho lực lượng Hải quân.
Tham mưu trưởng Hải quân Ấn Độ-Đô đốc Nirmal Verma, cho biết tàu INS Arihant nặng 6.000 tấn, được giới thiệu vào năm 2009 và là một phần trong dự án đóng năm tàu ngầm loại này.
Theo quan chức trên, tàu Arihant - được trang bị tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và ngư lôi và được vận hành bởi một lò phản ứng hạt nhân công suất 85MW, có thể đạt vận tốc tối đa 24 hải lý/giờ (tương đương 44km/giờ). Tàu này có sức chứa khoảng 95 người.
Đô đốc Verma cho biết thêm Ấn Độ hiện có 43 tàu chiến được chế tạo trong nước. Trong năm tới, Hải quân Ấn Độ sẽ đưa vào biên chế tám máy bay do thám tầm xa trên biển P-8I do tập đoàn Boeing của Mỹ sản xuất. Sáu tàu ngầm Scorpene do Pháp và Tây Ban Nha chế tạo cũng sẽ lần lượt được đưa vào biên chế Hải quân Ấn Độ từ năm 2015-2018.
Ấn Độ có kế hoạch xây dựng hạm đội chiến đấu hạt nhân đủ mọi chức năng vào năm 2020. Hồi tháng Tư vừa qua, quốc gia Nam Á này đã đưa vào hoạt động tàu ngầm hạt nhân INS Chakra do Nga chế tạo, trở thành một trong số ít các quốc gia sở hữu tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Hiện có năm nước khác đã triển khai tàu ngầm hạt nhân, gồm Anh, Trung Quốc, Pháp, Mỹ và Nga./.
(TTXVN)