Ngày 3/7, Chính phủ Ấn Độ đã đưa ra chương trình an sinh xã hội trị giá 22 tỷ USD, để cung cấp lương thực giá rẻ cho hàng trăm triệu người. Đây là một trong những chương trình hỗ trợ lương thực lớn nhất trên thế giới.
Theo kế hoạch, chính phủ sẽ bán lúa mỳ và gạo được trợ giá cho 67% trong tổng dân số 1,2 tỷ người.
Mặc dù là một trong những nhà sản xuất lương thực lớn nhất thế giới và có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong những năm trở lại đây, song số liệu của Liên hợp quốc cho thấy Ấn Độ là nơi cư ngụ của 1/4 số người nghèo trên toàn cầu.
Chương trình trên được đánh giá là chiến lược trọng tâm trong kế hoạch của đảng cầm quyền nhằm giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 5/2014.
Bộ trưởng Lương thực Ấn Độ, K.V. Thomas, cho biết Quốc hội nước này đã nhất trí thông qua chương trình nói trên.
Cùng ngày 3/7, chương trình đã được chuyển lên Tổng thống ký phê chuẩn.
Một số chuyên gia nhận định chương trình trên sẽ gây căng thẳng cho tình hình tài chính của chính phủ.
Ước tính, với chương trình mới số tiền chi cho trợ cấp lương thực sẽ tăng 45% lên 22 tỷ USD ngay trong năm đầu tiên thực hiện và sẽ "ngốn" khoảng 30% sản lượng ngũ cốc của Ấn Độ.
Chương trình hỗ trợ lương thực mở rộng dự kiến sẽ cần tới 61 triệu tấn ngũ cốc, tăng thêm 3 triệu tấn/năm. Song, Ấn Độ vẫn đủ gạo và lúa mỳ cung cấp cho thị trường nội địa và phục vụ cả xuất khẩu.
Hiện chính phủ đang bán lương thực thông qua các cửa hàng "giá phải chăng." Tuy nhiên, tình trạng tham ô tại các cửa hàng diễn ra tràn lan. Nhiều chủ cửa hàng đã bán ngũ cốc với giá cao hơn cho người nghèo để kiếm lời.
Chương trình Lương thực Thế giới cho biết hơn 1/3 trẻ em Ấn Độ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng. Do đó chỉ tập trung vào cung cấp gạo và lúa mỳ hơn là lương thực nhiều chất dinh dưỡng sẽ không cải thiện được tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em.
Gần đây, tốc độ tăng trưởng của kinh tế Ấn Độ đã rơi xuống mức thấp nhất trong một thập niên, do thiếu chương trình cải cách mở cửa thị trường, lòng tin doanh nghiệp yếu, lạm phát cao và đầu tư nghèo nàn./.
Theo kế hoạch, chính phủ sẽ bán lúa mỳ và gạo được trợ giá cho 67% trong tổng dân số 1,2 tỷ người.
Mặc dù là một trong những nhà sản xuất lương thực lớn nhất thế giới và có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong những năm trở lại đây, song số liệu của Liên hợp quốc cho thấy Ấn Độ là nơi cư ngụ của 1/4 số người nghèo trên toàn cầu.
Chương trình trên được đánh giá là chiến lược trọng tâm trong kế hoạch của đảng cầm quyền nhằm giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 5/2014.
Bộ trưởng Lương thực Ấn Độ, K.V. Thomas, cho biết Quốc hội nước này đã nhất trí thông qua chương trình nói trên.
Cùng ngày 3/7, chương trình đã được chuyển lên Tổng thống ký phê chuẩn.
Một số chuyên gia nhận định chương trình trên sẽ gây căng thẳng cho tình hình tài chính của chính phủ.
Ước tính, với chương trình mới số tiền chi cho trợ cấp lương thực sẽ tăng 45% lên 22 tỷ USD ngay trong năm đầu tiên thực hiện và sẽ "ngốn" khoảng 30% sản lượng ngũ cốc của Ấn Độ.
Chương trình hỗ trợ lương thực mở rộng dự kiến sẽ cần tới 61 triệu tấn ngũ cốc, tăng thêm 3 triệu tấn/năm. Song, Ấn Độ vẫn đủ gạo và lúa mỳ cung cấp cho thị trường nội địa và phục vụ cả xuất khẩu.
Hiện chính phủ đang bán lương thực thông qua các cửa hàng "giá phải chăng." Tuy nhiên, tình trạng tham ô tại các cửa hàng diễn ra tràn lan. Nhiều chủ cửa hàng đã bán ngũ cốc với giá cao hơn cho người nghèo để kiếm lời.
Chương trình Lương thực Thế giới cho biết hơn 1/3 trẻ em Ấn Độ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng. Do đó chỉ tập trung vào cung cấp gạo và lúa mỳ hơn là lương thực nhiều chất dinh dưỡng sẽ không cải thiện được tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em.
Gần đây, tốc độ tăng trưởng của kinh tế Ấn Độ đã rơi xuống mức thấp nhất trong một thập niên, do thiếu chương trình cải cách mở cửa thị trường, lòng tin doanh nghiệp yếu, lạm phát cao và đầu tư nghèo nàn./.
T.M (TTXVN)