Ngày 30/3, Ấn Độ đã tiến hành phóng thử tên lửa siêu âm BrahMos ở bờ biển phía Đông, ngoài khơi bang Odisha của nước này.
Tên lửa siêu âm BrahMos đã được cải tiến với nhiều hệ thống mới, được phóng vào lúc 10 giờ từ bãi phóng thử ở Chandipur thuộc bang Odisha. Trước đó hai ngày, Ấn Độ cũng đã phóng thử một quả tên lửa cùng loại. Hiện, các nhà khoa học đang đánh giá kết quả các vụ phóng thử này.
Với vận tốc bay đạt từ 2,8-3,0 lần tốc độ âm thanh, BrahMos là tên lửa hành trình có tốc độ bay nhanh nhất thế giới hiện nay, gấp 3,5 lần so với tốc độ của tên lửa hành trình Harpoon của Mỹ.
Những ưu điểm khác của tên lửa BrahMos là có thể được phóng từ tàu ngầm, tàu nổi, máy bay và từ các bệ phóng trên mặt đất, có khả năng mang theo đầu đạn thông thường có trọng lượng từ 200-300kg.
Tên lửa BrahMos là sản phẩm nghiên cứu chung của các cơ quan nghiên cứu vũ khí của Ấn Độ và Nga./.
Tên lửa siêu âm BrahMos đã được cải tiến với nhiều hệ thống mới, được phóng vào lúc 10 giờ từ bãi phóng thử ở Chandipur thuộc bang Odisha. Trước đó hai ngày, Ấn Độ cũng đã phóng thử một quả tên lửa cùng loại. Hiện, các nhà khoa học đang đánh giá kết quả các vụ phóng thử này.
Với vận tốc bay đạt từ 2,8-3,0 lần tốc độ âm thanh, BrahMos là tên lửa hành trình có tốc độ bay nhanh nhất thế giới hiện nay, gấp 3,5 lần so với tốc độ của tên lửa hành trình Harpoon của Mỹ.
Những ưu điểm khác của tên lửa BrahMos là có thể được phóng từ tàu ngầm, tàu nổi, máy bay và từ các bệ phóng trên mặt đất, có khả năng mang theo đầu đạn thông thường có trọng lượng từ 200-300kg.
Tên lửa BrahMos là sản phẩm nghiên cứu chung của các cơ quan nghiên cứu vũ khí của Ấn Độ và Nga./.
(TTXVN)