Tối 30/4, tại thủ đô New Delhi, Ngoại trưởng Ấn Độ S.M. Krishna và người đồng cấp Nhật Bản Koichiro Gemba đồng chủ trì hai cuộc đối thoại song phương.
Đây là cuộc đối thoại kinh tế đầu tiên và cuộc đối thoại chiến lược lần thứ sáu nhằm củng cố quan hệ nhiều mặt đang phát triển giữa hai nước, đồng thời giải quyết các vấn đề liên quan để bắt đầu tiến trình hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân dân sự.
Cuộc đối thoại chiến lược bao gồm một loạt vấn đề song phương và toàn cầu, trong đó có triển vọng hợp tác về hạt nhân dân sự, an ninh hàng hải và các vấn đề liên quan đến an ninh khu vực Đông Á.
Theo Bộ Ngoại giao Ấn Độ, trong cuộc đối thoại chiến lược, hai bên sẽ xem xét lại toàn bộ các lĩnh vực chiến lược song phương và các vấn đề quốc tế mà cả hai bên cùng quan tâm. Trong chuyến thăm Ấn Độ hồi tháng 12/2011, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã làm dịu bớt nỗi lo của New Delhi liên quan đến hợp tác hạt nhân trong bối cảnh xảy ra thảm họa hạt nhân tại nhà máy Fukushima của Nhật Bản, đồng thời khẳng định rằng hai nước sẽ tiếp tục thương lượng sau khi đã cân nhắc kỹ các yếu tố an toàn.
Sau chuyến thăm của ông Noda, Ấn Độ và Nhật Bản đã tiến hành ba vòng thương lượng liên quan đến một thỏa thuận hợp tác về hạt nhân dân sự. Tại cuộc đối thoại kinh tế lần đầu tiên, nhiều quan chức cấp bộ sẽ thảo luận về một sáng kiến mới được các Thủ tướng hai nước ủng hộ.
Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ Anand Sharma và Bộ trưởng Kinh tế-Thương mại-Công nghiệp Nhật Bản Yukio Edano cùng tham dự cuộc đối thoại này.
Hai bên cũng tổ chức một cuộc đối thoại riêng về vấn đề năng lượng để thăm dò khả năng tăng cường hợp tác trong năng lượng tái tạo và công nghệ than sạch. Mục tiêu của cuộc đối thoại kinh tế lần đầu tiên là vạch ra một định hướng chiến lược dài hạn cho sự hợp tác kinh tế song phương và sự phối hợp giữa hai nước về các vấn đề kinh tế có liênquan đến các nước khác như phát triển hạ tầng cơ sở và tài chính.
Cuộc đối thoại cũng sẽ tập trung bàn về việc mở rộng hoạt động thương mại và đầu tư sau khi Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện giữa hai nước có hiệu lực ngày 1/8/2011. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Ấn Độ và Nhật Bản hiện đạt khoảng 15 tỷ USD.Hai nước đặt mục tiêu nâng con số này lên 25 tỷ USD vào năm 2014./.
Đây là cuộc đối thoại kinh tế đầu tiên và cuộc đối thoại chiến lược lần thứ sáu nhằm củng cố quan hệ nhiều mặt đang phát triển giữa hai nước, đồng thời giải quyết các vấn đề liên quan để bắt đầu tiến trình hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân dân sự.
Cuộc đối thoại chiến lược bao gồm một loạt vấn đề song phương và toàn cầu, trong đó có triển vọng hợp tác về hạt nhân dân sự, an ninh hàng hải và các vấn đề liên quan đến an ninh khu vực Đông Á.
Theo Bộ Ngoại giao Ấn Độ, trong cuộc đối thoại chiến lược, hai bên sẽ xem xét lại toàn bộ các lĩnh vực chiến lược song phương và các vấn đề quốc tế mà cả hai bên cùng quan tâm. Trong chuyến thăm Ấn Độ hồi tháng 12/2011, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã làm dịu bớt nỗi lo của New Delhi liên quan đến hợp tác hạt nhân trong bối cảnh xảy ra thảm họa hạt nhân tại nhà máy Fukushima của Nhật Bản, đồng thời khẳng định rằng hai nước sẽ tiếp tục thương lượng sau khi đã cân nhắc kỹ các yếu tố an toàn.
Sau chuyến thăm của ông Noda, Ấn Độ và Nhật Bản đã tiến hành ba vòng thương lượng liên quan đến một thỏa thuận hợp tác về hạt nhân dân sự. Tại cuộc đối thoại kinh tế lần đầu tiên, nhiều quan chức cấp bộ sẽ thảo luận về một sáng kiến mới được các Thủ tướng hai nước ủng hộ.
Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ Anand Sharma và Bộ trưởng Kinh tế-Thương mại-Công nghiệp Nhật Bản Yukio Edano cùng tham dự cuộc đối thoại này.
Hai bên cũng tổ chức một cuộc đối thoại riêng về vấn đề năng lượng để thăm dò khả năng tăng cường hợp tác trong năng lượng tái tạo và công nghệ than sạch. Mục tiêu của cuộc đối thoại kinh tế lần đầu tiên là vạch ra một định hướng chiến lược dài hạn cho sự hợp tác kinh tế song phương và sự phối hợp giữa hai nước về các vấn đề kinh tế có liênquan đến các nước khác như phát triển hạ tầng cơ sở và tài chính.
Cuộc đối thoại cũng sẽ tập trung bàn về việc mở rộng hoạt động thương mại và đầu tư sau khi Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện giữa hai nước có hiệu lực ngày 1/8/2011. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Ấn Độ và Nhật Bản hiện đạt khoảng 15 tỷ USD.Hai nước đặt mục tiêu nâng con số này lên 25 tỷ USD vào năm 2014./.
Minh Lý/New Delhi (Vietnam+)