Một quan chức quận Siwan, bang Bihar, miền Đông Ấn Độ ngày 17/7 cho biết khoảng 50 trẻ em ở một trường học tại quận này đã phải sơ cứu sau khi ăn bữa trưa tại trường và kết quả điều tra ban đầu cho thấy có thằn lằn trong thức ăn.
Trong khi đó, một quan chức địa phương ngày 17/7 cho biết số nạn nhân tử vong trong vụ ngộ độc thực phẩm tại một trường tiểu học ở quận Saran, bang Bihar đã lên đến 22 em, trong khi khoảng 30 em khác vẫn đang phải điều trị trong bệnh viện.
Thủ hiến bang Bihar Nitish Kumar cho biết kết quả điều tra ban đầu cho thấy có thuốc trừ sâu trong thức ăn, tuy nhiên nguyên nhân gây ngộ độc đang tiếp tục được điều tra làm rõ.
Cũng theo quan chức này, một cuộc điều tra về khả năng có ai đó cố tình gây độc cũng đang được thực hiện và chính quyền bang sẽ hỗ trợ 200.000 rupees (khoảng 3. 400 USD) cho mỗi gia đình nạn nhân.
[20 trẻ tử vong sau khi ăn trưa tại trường học ở Ấn Độ]
Các vụ ngộ độc trên đã dấy lên làn sóng biểu tình phản đối của người dân địa phương và gia đình các nạn nhân, yêu cầu chính phủ phải chịu trách nhiệm cho thảm kịch xảy ra.
Đám đông người biểu tình cầm gậy gộc đã tập trung tại quận Saran đập vỡ kính xe cảnh sát, ôtô trên đường và đập phá các khu công cộng. Lực lượng an ninh đã phải triển khai đến khu vực này để ổn định tình hình.
Chính phủ Ấn Độ thực hiện trợ cấp bữa trưa miễn phí cho khoảng 120 triệu học sinh nhằm khuyến khích học sinh tới trường, tuy nhiên tình trạng bớt xén các bữa ăn và phớt lờ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm rất phổ biến, là nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc nghiêm trọng.
Năm ngoái, khoảng 130 học sinh ở một trường học tại thành phố Pune, miền Tây Ấn Độ đã phải nhập viện vì ngộ độc thực phẩm./.
Trong khi đó, một quan chức địa phương ngày 17/7 cho biết số nạn nhân tử vong trong vụ ngộ độc thực phẩm tại một trường tiểu học ở quận Saran, bang Bihar đã lên đến 22 em, trong khi khoảng 30 em khác vẫn đang phải điều trị trong bệnh viện.
Thủ hiến bang Bihar Nitish Kumar cho biết kết quả điều tra ban đầu cho thấy có thuốc trừ sâu trong thức ăn, tuy nhiên nguyên nhân gây ngộ độc đang tiếp tục được điều tra làm rõ.
Cũng theo quan chức này, một cuộc điều tra về khả năng có ai đó cố tình gây độc cũng đang được thực hiện và chính quyền bang sẽ hỗ trợ 200.000 rupees (khoảng 3. 400 USD) cho mỗi gia đình nạn nhân.
[20 trẻ tử vong sau khi ăn trưa tại trường học ở Ấn Độ]
Các vụ ngộ độc trên đã dấy lên làn sóng biểu tình phản đối của người dân địa phương và gia đình các nạn nhân, yêu cầu chính phủ phải chịu trách nhiệm cho thảm kịch xảy ra.
Đám đông người biểu tình cầm gậy gộc đã tập trung tại quận Saran đập vỡ kính xe cảnh sát, ôtô trên đường và đập phá các khu công cộng. Lực lượng an ninh đã phải triển khai đến khu vực này để ổn định tình hình.
Chính phủ Ấn Độ thực hiện trợ cấp bữa trưa miễn phí cho khoảng 120 triệu học sinh nhằm khuyến khích học sinh tới trường, tuy nhiên tình trạng bớt xén các bữa ăn và phớt lờ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm rất phổ biến, là nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc nghiêm trọng.
Năm ngoái, khoảng 130 học sinh ở một trường học tại thành phố Pune, miền Tây Ấn Độ đã phải nhập viện vì ngộ độc thực phẩm./.
(TTXVN)