Bất chấp lạm phát bất ngờ tăng trong tháng 3/2012, Ngân hàng dự trữ Ấn Độ (RBI) ngày 17/3 quyết định giảm 50 điểm cơ bản lãi suất tái cấp vốn (lãi suất cho các ngân hàng thương mại vay) và lãi suất tái cấp vốn đảo ngược (lãi suất tiền gửi của các ngân hàng thương mại tại RBI) xuống lần lượt 8% và 7% trong lần cắt giảm đầu tiên kể từ năm 2009, nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Việc Chỉ số giá bán buôn bất ngờ tăng 6,89% trong tháng 3/2012, cao hơn dự báo tăng 6,7% của thị trường, đã đặt RBI trong tình thế tiến thoái lưỡng nan, bởi RBI sẽ phải cân nhắc bài toán cân bằng các ưu tiên tăng trưởng để làm sao tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng, trong khi vẫn không buông lơi chủ trương chống lạm phát.
Thống đốc RBI, Duvvuri Subbarao, nói rằng quyết định cắt giảm lãi suất tái cấp vốn ngày 17/3 được dựa trên đánh giá rằng tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ đã chậm lại dưới mức xu hướng tăng trưởng chung của thời kỳ hậu khủng hoảng.
Kinh tế nước này đang tăng trưởng chậm lại đáng kể trước tác động của các biện pháp thắt chặt chính sách tiền tệ của Chính phủ.
Ông Subbarao dự báo tăng trưởng GDP của Ấn Độ trong tài khóa này (bắt đầu từ ngày 1/4/2012) đạt 7,3%.
Trước đó, Chính phủ ước tính kinh tế Ấn Độ tăng trưởng 6,9% - mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 - trong tài khóa kết thúc tháng 3/2012 và tăng trưởng ước khoảng 7,6% trong tài khóa này.
Trước khi ra quyết định hạ lãi suất, từ đầu năm 2012 đến nay RBI cũng đã hai lần hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại để thúc đẩy hoạt động cho vay và tăng trưởng. Quyết định cắt giảm lãi suất của RBI ngay lập tức được cộng đồng kinh doanh hoan nghênh.
Tổng Giám đốc Liên đoàn công nghiệp Ấn Độ, Chandrajit Banerjee, cho hay việc cắt giảm lãi suất tái cấp vốn sẽ góp phần thúc đẩy đầu tư, đồng thời phát đi thông điệp mạnh mẽ rằng hỗ trợ tăng trưởng là điều tối quan trọng trong chính sách của Chính phủ Ấn Độ.RBI đã cắt giảm lãi suất tới 13 lần kể từ tháng 3/2010, chuỗi thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh tay nhất trong số các nền kinh tế chủ chốt, trước khi giữ nguyên lãi suất từ tháng 12/2011.
Các nền kinh tế đang nổi thời gian qua đã cùng chung xu hướng hạ lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng và ngăn chặn những tác động bất lợi mà cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu có thể gây ra đối với kinh tế trong nước, nhất là trong bối cảnh kinh tế Mỹ yếu đi và kinh tế Trung Quốc cũng tăng trưởng chậm lại./.
Việc Chỉ số giá bán buôn bất ngờ tăng 6,89% trong tháng 3/2012, cao hơn dự báo tăng 6,7% của thị trường, đã đặt RBI trong tình thế tiến thoái lưỡng nan, bởi RBI sẽ phải cân nhắc bài toán cân bằng các ưu tiên tăng trưởng để làm sao tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng, trong khi vẫn không buông lơi chủ trương chống lạm phát.
Thống đốc RBI, Duvvuri Subbarao, nói rằng quyết định cắt giảm lãi suất tái cấp vốn ngày 17/3 được dựa trên đánh giá rằng tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ đã chậm lại dưới mức xu hướng tăng trưởng chung của thời kỳ hậu khủng hoảng.
Kinh tế nước này đang tăng trưởng chậm lại đáng kể trước tác động của các biện pháp thắt chặt chính sách tiền tệ của Chính phủ.
Ông Subbarao dự báo tăng trưởng GDP của Ấn Độ trong tài khóa này (bắt đầu từ ngày 1/4/2012) đạt 7,3%.
Trước đó, Chính phủ ước tính kinh tế Ấn Độ tăng trưởng 6,9% - mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 - trong tài khóa kết thúc tháng 3/2012 và tăng trưởng ước khoảng 7,6% trong tài khóa này.
Trước khi ra quyết định hạ lãi suất, từ đầu năm 2012 đến nay RBI cũng đã hai lần hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại để thúc đẩy hoạt động cho vay và tăng trưởng. Quyết định cắt giảm lãi suất của RBI ngay lập tức được cộng đồng kinh doanh hoan nghênh.
Tổng Giám đốc Liên đoàn công nghiệp Ấn Độ, Chandrajit Banerjee, cho hay việc cắt giảm lãi suất tái cấp vốn sẽ góp phần thúc đẩy đầu tư, đồng thời phát đi thông điệp mạnh mẽ rằng hỗ trợ tăng trưởng là điều tối quan trọng trong chính sách của Chính phủ Ấn Độ.RBI đã cắt giảm lãi suất tới 13 lần kể từ tháng 3/2010, chuỗi thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh tay nhất trong số các nền kinh tế chủ chốt, trước khi giữ nguyên lãi suất từ tháng 12/2011.
Các nền kinh tế đang nổi thời gian qua đã cùng chung xu hướng hạ lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng và ngăn chặn những tác động bất lợi mà cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu có thể gây ra đối với kinh tế trong nước, nhất là trong bối cảnh kinh tế Mỹ yếu đi và kinh tế Trung Quốc cũng tăng trưởng chậm lại./.
Như Mai (TTXVN)