Mới đây, New Delhi tuyên bố sẽ khởi kiện Mỹ lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về việc "áp dụng chế độ bảo hộ," sau khi Washington quyết định tăng phí thị thực lao động - một động thái gây ảnh hưởng nặng nề tới khu vực dịch vụ ngoại biên của Ấn Độ.
Nguồn thu từ tăng lệ phí thị thực - ước lên tới 600 triệu USD - dự kiến sẽ được dùng cho các kế hoạch tăng cường an ninh dọc biên giới giữa Mỹ và Mexico, nhằm trấn áp hoạt động nhập cư bất hợp pháp và buôn lậu ma túy.
Ông Rahul Khullar, quan chức cao cấp của Bộ Thương mại Ấn Độ tuyên bố Ấn Độ không thể im lặng khi lợi ích thương mại của nước này bị ảnh hưởng và khẳng định việc tăng phí thị thực của Mỹ "không phù hợp với luật của WTO."
Cuối tuần trước, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký ban hành luật tăng phí thị thực. Theo đó, phí thị thực đối với các nhân viên công nghệ thông tin Ấn Độ sang Mỹ làm việc sẽ tăng gần gấp đôi. Phí thị thực loại "L" và "H1B" sẽ tăng thêm 2.000 USD đối với những công ty có hơn 50% nhân viên không phải người Mỹ, từ mức 2.500 USD hiện nay.
Hiệp hội quốc gia các công ty dịch vụ và phần mềm Ấn Độ (NASSCOM) - đại diện cho các nhà xuất khẩu phần mềm hàng đầu nước này - ước tính, theo luật mới, phí thị thực hàng năm vào Mỹ (của riêng lĩnh vực này) sẽ tăng thêm 200-250 triệu USD.
Các công ty công nghệ cao của Mỹ, như Microsoft, sẽ không bị ảnh hưởng vì phần lớn lực lượng lao động của tập đoàn này là người Mỹ. Tại Mỹ, tâm lý phản đối hoạt động mậu dịch ngoại biên xuất phát từ tỷ lệ thất nghiệp cao./.
Nguồn thu từ tăng lệ phí thị thực - ước lên tới 600 triệu USD - dự kiến sẽ được dùng cho các kế hoạch tăng cường an ninh dọc biên giới giữa Mỹ và Mexico, nhằm trấn áp hoạt động nhập cư bất hợp pháp và buôn lậu ma túy.
Ông Rahul Khullar, quan chức cao cấp của Bộ Thương mại Ấn Độ tuyên bố Ấn Độ không thể im lặng khi lợi ích thương mại của nước này bị ảnh hưởng và khẳng định việc tăng phí thị thực của Mỹ "không phù hợp với luật của WTO."
Cuối tuần trước, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký ban hành luật tăng phí thị thực. Theo đó, phí thị thực đối với các nhân viên công nghệ thông tin Ấn Độ sang Mỹ làm việc sẽ tăng gần gấp đôi. Phí thị thực loại "L" và "H1B" sẽ tăng thêm 2.000 USD đối với những công ty có hơn 50% nhân viên không phải người Mỹ, từ mức 2.500 USD hiện nay.
Hiệp hội quốc gia các công ty dịch vụ và phần mềm Ấn Độ (NASSCOM) - đại diện cho các nhà xuất khẩu phần mềm hàng đầu nước này - ước tính, theo luật mới, phí thị thực hàng năm vào Mỹ (của riêng lĩnh vực này) sẽ tăng thêm 200-250 triệu USD.
Các công ty công nghệ cao của Mỹ, như Microsoft, sẽ không bị ảnh hưởng vì phần lớn lực lượng lao động của tập đoàn này là người Mỹ. Tại Mỹ, tâm lý phản đối hoạt động mậu dịch ngoại biên xuất phát từ tỷ lệ thất nghiệp cao./.
Hương Giang (TTXVN/Vietnam+)