Sáng 15 tháng Giêng (tức sáng 24/2), ấn đền Trần (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định) đã được phát sớm hơn dự kiến, do quá đông người chực chờ suốt đêm.
Năm nay, hàng nghìn người xô đẩy nhau xin ấn với mức "phí" được mặc định từ 15 đến 50 nghìn đồng/lá ấn, cao hơn nhiều so với năm ngoái.
Ngay sau nghi lễ Khai ấn kết thúc, có tới hàng vạn người xô đổ hàng rào vào các đền để cướp lộc khiến tình hình an ninh khó kiểm soát, gây mất mỹ quan. Do là ngày cuối tuần và thời tiết đẹp, rất đông người vẫn lưu lại chờ đến giờ phát ấn, khiến Ban tổ chức phải tiến hành phát ấn lúc 6g30 sáng nay (24/2), sớm hơn kế hoạch là 7 giờ.
Năm nay, hàng nghìn người xô đẩy nhau xin ấn với mức "phí" được mặc định từ 15 đến 50 nghìn đồng/lá ấn, cao hơn nhiều so với năm ngoái.
Ngay sau nghi lễ Khai ấn kết thúc, có tới hàng vạn người xô đổ hàng rào vào các đền để cướp lộc khiến tình hình an ninh khó kiểm soát, gây mất mỹ quan. Do là ngày cuối tuần và thời tiết đẹp, rất đông người vẫn lưu lại chờ đến giờ phát ấn, khiến Ban tổ chức phải tiến hành phát ấn lúc 6g30 sáng nay (24/2), sớm hơn kế hoạch là 7 giờ.
[Hàng vạn người dự khai ấn đền Trần tại Nam Định]
Hàng nghìn người chen, xô đẩy nhau tại hai nhà Giải Vũ của đền Thiên Trường và nhà trưng bày bên đền Trùng Hoa để lấy ấn, với mong ước cầu lộc, cầu may. Cảnh xin ấn rất lộn xộn, nhiều người lấy được ấn xong nhưng không có lối ra buộc phải trèo lên đám đông để thoát thân.
Phải mất gần một giờ đồng hồ các lực lượng an ninh mới chấn chỉnh được tình hình, yêu cầu bà con và khách thập phương kiên nhẫn xếp hàng, bố trí lối ra. Còn tại nhà Giải Vũ của đền Cố Trạch thì vắng vẻ hơn do điểm này chỉ phát ấn theo phiếu đăng ký.
Tình hình ổn định hơn, song cảnh tượng phát ấn và nhận ấn vẫn diễn ra theo kiểu "tiền trao, cháo múc," vì hầu hết những ai đưa tiền mới được phát ấn. Số tiền công "công đức" cho mỗi là ấn cao hơn năm ngoái, với mức từ 15-50.000 đồng.
Chị Nguyễn Thị Ph. (Hà Nội) cho biết: "Tôi len mãi mới đến được chỗ phát ấn. Sau khi tôi đưa 80.000 đồng thì được phát 4 lá ấn."
Còn anh Trần Hồng T. (18 tuổi, trú tại thành phố Nam Định) chia sẻ: "Em đưa 200.000 đồng được phát 4 lá ấn. Chân em bị trầy xước nhiều chỗ vì xô đẩy. Còn ấn được 'phát' theo đăng ký được mặc định ở mức 15.000 đồng/lá."
Tại các hàng quán bên ngoài cổng chính đền Trần, các chủ quán đua nhau chặt chém du khách; bên cạnh đó, tình trạng "ăn mày, ăn xin" chưa được khắc phục, vẫn còn cảnh không ít bà mẹ bồng con tay cầm mũ, khay xin tiền du khách trên đường Trần Thừa.
Việc phát ấn sẽ tiếp tục được tiến hành cho tới khi hết số ấn được chuẩn bị.
Trong lễ hội Khai ấn Xuân Quý Tỵ, 2013, Ban tổ chức đã chuẩn bị lượng ấn nhiều hơn số 25 vạn lá ấn của năm 2012 nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong và ngoài tỉnh./.
Phải mất gần một giờ đồng hồ các lực lượng an ninh mới chấn chỉnh được tình hình, yêu cầu bà con và khách thập phương kiên nhẫn xếp hàng, bố trí lối ra. Còn tại nhà Giải Vũ của đền Cố Trạch thì vắng vẻ hơn do điểm này chỉ phát ấn theo phiếu đăng ký.
Tình hình ổn định hơn, song cảnh tượng phát ấn và nhận ấn vẫn diễn ra theo kiểu "tiền trao, cháo múc," vì hầu hết những ai đưa tiền mới được phát ấn. Số tiền công "công đức" cho mỗi là ấn cao hơn năm ngoái, với mức từ 15-50.000 đồng.
Chị Nguyễn Thị Ph. (Hà Nội) cho biết: "Tôi len mãi mới đến được chỗ phát ấn. Sau khi tôi đưa 80.000 đồng thì được phát 4 lá ấn."
Còn anh Trần Hồng T. (18 tuổi, trú tại thành phố Nam Định) chia sẻ: "Em đưa 200.000 đồng được phát 4 lá ấn. Chân em bị trầy xước nhiều chỗ vì xô đẩy. Còn ấn được 'phát' theo đăng ký được mặc định ở mức 15.000 đồng/lá."
Tại các hàng quán bên ngoài cổng chính đền Trần, các chủ quán đua nhau chặt chém du khách; bên cạnh đó, tình trạng "ăn mày, ăn xin" chưa được khắc phục, vẫn còn cảnh không ít bà mẹ bồng con tay cầm mũ, khay xin tiền du khách trên đường Trần Thừa.
Việc phát ấn sẽ tiếp tục được tiến hành cho tới khi hết số ấn được chuẩn bị.
Trong lễ hội Khai ấn Xuân Quý Tỵ, 2013, Ban tổ chức đã chuẩn bị lượng ấn nhiều hơn số 25 vạn lá ấn của năm 2012 nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong và ngoài tỉnh./.
Quang Minh (TTXVN)