Sáng 9/7, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhạc sĩ Việt Nam lần thứ tám (nhiệm kỳ 2010-2015) đã khai mạc.
Thay mặt Ban Bí thư Trung ương Đảng, ông Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng Ban chỉ đạo Đại hội các Hội Văn học Nghệ thuật Trung ương tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ "Đoàn kết - Dân chủ - Xây dựng - Sáng tạo."
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Tô Huy Rứa nhấn mạnh đến truyền thống nền âm nhạc cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ kính yêu. Hơn 50 năm qua, những người làm công tác âm nhạc Việt Nam đã đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng của Đảng; những tác phẩm âm nhạc đã thực sự trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của xã hội, góp phần tạo nên sức mạnh tinh thần Việt Nam đánh thắng quân xâm lược trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Nền Âm nhạc Việt Nam xứng đáng là Biên niên sử bằng âm thanh ghi lại sinh động cuộc sống và cuộc đấu tranh của dân tộc và nhân dân Việt Nam để sinh tồn và phát triển. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam tự hào về nền âm nhạc cách mạng nước nhà, tự hào về nền âm nhạc Việt Nam.
Chúng ta vui mừng với sự kiện Nhã nhạc cung đình Huế và Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể truyền khẩu; quan họ Bắc Ninh được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; ca trù là Di sản văn hóa cần được bảo vệ khẩn cấp. Đó là những bằng chứng về giá trị tinh thần của nền văn hóa Việt Nam đã được thế giới công nhận, trở thành nền tảng cho sự phát triển âm nhạc đương đại.
Ông Tô Huy Rứa cũng chia sẻ với Hội về những khó khăn trong hoạt động sáng tạo mà các nhạc sĩ, nghệ sĩ... gặp phải; khẳng định sự ủng hộ và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan để từng bước tháo gỡ khó khăn; tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất để thúc đẩy sự nghiệp âm nhạc nước nhà phát triển. Ông hy vọng những người làm công tác âm nhạc Việt Nam sẽ sáng tạo những tác phẩm ngày càng dân tộc hơn, hiện đại hơn, góp phần phát triển toàn diện con người Việt Nam; đấu tranh, phê phán với những khuynh hướng lai căng, xa dời nền âm nhạc dân tộc truyền thống.
Báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ do nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam trình bày, khẳng định, dòng chảy âm nhạc trong năm năm qua vẫn là dòng nhạc chính thống, gắn bó với dân tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh lao động sáng tạo của nhân dân, ca ngợi tinh thần yêu nước, ôn lại ký ức hào hùng về chiến tranh cách mạng. Bên cạnh đó, một dòng chảy mới đã xuất hiện - dòng âm nhạc trẻ, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực sáng tác, biểu diễn ca khúc..., góp phần làm phong phú bức tranh âm nhạc của đất nước.
Báo cáo cũng thẳng thắn thừa nhận hoạt động âm nhạc gần đây có những biểu hiện chững lại, thậm chí tụt hậu; xuất hiện nguy cơ mất đi tính chuyên nghiệp do sự phát triển thiếu hài hòa, mất cân đối giữa các loại hình âm nhạc. Trào lưu "tự sáng tác," "tự biểu diễn" lai căng của một bộ phận lớp trẻ trên các sân khấu ca nhạc, trên các phương tiện truyền thông tạo ra những sản phẩm thiếu tính nghệ thuật, ca từ thô thiển, lệch lạc về thẩm mỹ; hiện tượng "đạo nhạc"cũng không thiếu.
Phương hướng, nhiệm vụ phát triển âm nhạc giai đoạn 2010-2015 được xác định với tư tưởng chủ đạo là xây dựng nền âm nhạc chuyên nghiệp dân tộc tiên tiến, phong phú toàn diện, thấm nhuần tính nhân văn, dân chủ, tiến bộ; kiên định đấu tranh với những khuynh hướng lệch lạc, xa rời giá trị văn hóa dân tộc...; tạo điều kiện cho các nhạc sĩ đi sâu vào thực tế cuộc sống; bồi dưỡng nhạc sĩ trẻ; tổ chức Ngày âm nhạc Việt Nam hàng năm.
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2010-2015 với 17 ủy viên. Tại phiên họp lần thứ nhất của Ban Chấp hành khóa 8 vào chiều cùng ngày sẽ bầu Cơ quan lãnh đạo Hội gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Ban Thường vụ./.
Thay mặt Ban Bí thư Trung ương Đảng, ông Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng Ban chỉ đạo Đại hội các Hội Văn học Nghệ thuật Trung ương tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ "Đoàn kết - Dân chủ - Xây dựng - Sáng tạo."
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Tô Huy Rứa nhấn mạnh đến truyền thống nền âm nhạc cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ kính yêu. Hơn 50 năm qua, những người làm công tác âm nhạc Việt Nam đã đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng của Đảng; những tác phẩm âm nhạc đã thực sự trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của xã hội, góp phần tạo nên sức mạnh tinh thần Việt Nam đánh thắng quân xâm lược trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Nền Âm nhạc Việt Nam xứng đáng là Biên niên sử bằng âm thanh ghi lại sinh động cuộc sống và cuộc đấu tranh của dân tộc và nhân dân Việt Nam để sinh tồn và phát triển. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam tự hào về nền âm nhạc cách mạng nước nhà, tự hào về nền âm nhạc Việt Nam.
Chúng ta vui mừng với sự kiện Nhã nhạc cung đình Huế và Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể truyền khẩu; quan họ Bắc Ninh được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; ca trù là Di sản văn hóa cần được bảo vệ khẩn cấp. Đó là những bằng chứng về giá trị tinh thần của nền văn hóa Việt Nam đã được thế giới công nhận, trở thành nền tảng cho sự phát triển âm nhạc đương đại.
Ông Tô Huy Rứa cũng chia sẻ với Hội về những khó khăn trong hoạt động sáng tạo mà các nhạc sĩ, nghệ sĩ... gặp phải; khẳng định sự ủng hộ và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan để từng bước tháo gỡ khó khăn; tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất để thúc đẩy sự nghiệp âm nhạc nước nhà phát triển. Ông hy vọng những người làm công tác âm nhạc Việt Nam sẽ sáng tạo những tác phẩm ngày càng dân tộc hơn, hiện đại hơn, góp phần phát triển toàn diện con người Việt Nam; đấu tranh, phê phán với những khuynh hướng lai căng, xa dời nền âm nhạc dân tộc truyền thống.
Báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ do nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam trình bày, khẳng định, dòng chảy âm nhạc trong năm năm qua vẫn là dòng nhạc chính thống, gắn bó với dân tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh lao động sáng tạo của nhân dân, ca ngợi tinh thần yêu nước, ôn lại ký ức hào hùng về chiến tranh cách mạng. Bên cạnh đó, một dòng chảy mới đã xuất hiện - dòng âm nhạc trẻ, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực sáng tác, biểu diễn ca khúc..., góp phần làm phong phú bức tranh âm nhạc của đất nước.
Báo cáo cũng thẳng thắn thừa nhận hoạt động âm nhạc gần đây có những biểu hiện chững lại, thậm chí tụt hậu; xuất hiện nguy cơ mất đi tính chuyên nghiệp do sự phát triển thiếu hài hòa, mất cân đối giữa các loại hình âm nhạc. Trào lưu "tự sáng tác," "tự biểu diễn" lai căng của một bộ phận lớp trẻ trên các sân khấu ca nhạc, trên các phương tiện truyền thông tạo ra những sản phẩm thiếu tính nghệ thuật, ca từ thô thiển, lệch lạc về thẩm mỹ; hiện tượng "đạo nhạc"cũng không thiếu.
Phương hướng, nhiệm vụ phát triển âm nhạc giai đoạn 2010-2015 được xác định với tư tưởng chủ đạo là xây dựng nền âm nhạc chuyên nghiệp dân tộc tiên tiến, phong phú toàn diện, thấm nhuần tính nhân văn, dân chủ, tiến bộ; kiên định đấu tranh với những khuynh hướng lệch lạc, xa rời giá trị văn hóa dân tộc...; tạo điều kiện cho các nhạc sĩ đi sâu vào thực tế cuộc sống; bồi dưỡng nhạc sĩ trẻ; tổ chức Ngày âm nhạc Việt Nam hàng năm.
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2010-2015 với 17 ủy viên. Tại phiên họp lần thứ nhất của Ban Chấp hành khóa 8 vào chiều cùng ngày sẽ bầu Cơ quan lãnh đạo Hội gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Ban Thường vụ./.
Công Hải (TTXVN/Vietnam+)