Từ nhiều ngày qua, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp đã chuẩn bị chu đáo, cẩn thận cho lễ đón Tết cổ truyền dân tộc mừng Xuân Tân Mão vào tối 29/1 (26 Tết).
Danh sách khách mời gồm các bạn bè Pháp và quốc tế, đại diện các đoàn ngoại giao, tổ chức quốc tế, bà con Việt kiều, đã được lập từ vài tháng trước.
Các cán bộ, nhân viên sứ quán tích cực chuẩn bị trang trí Hội trường Đại sứ quán, sao cho buổi lễ đón Xuân diễn ra trang trọng, ấm cúng.
Hơn một tuần nay, các chị em trong Đại sứ quán và các cơ quan đại diện đã tổ chức gói bánh chưng, làm giò lụa, cuốn đến cả nghìn chiếc nem để chuẩn bị cho lễ đón Xuân. Ai nấy tất bật với phần việc của mình.
Ngôi nhà Đại sứ quán càng trở nên ấm cúng, gần gũi, gắn bó với mọi người hơn.
Chị Hạnh, vợ anh Tạ Quốc Tuấn, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán, bày tỏ cảm xúc: “Mỗi độ Xuân về, công việc chuẩn bị đón Tết dù bận đến mấy, nhưng đó là niềm vui, niềm hạnh phúc hiếm có đối với những cán bộ và gia đình công tác ở nước ngoài. Chỉ bắt tay chuẩn bị Tết mới thấy không khí Tết đến gần, thực sự lan tỏa trong lòng mỗi người.”
Hòa trong không khí “Mừng Đảng, Mừng Xuân”, Phân xã Thông tấn xã Việt Nam tại Paris cũng đã tổ chức bữa cơm thân mật để tiễn ông Công, ông Táo với sự tham dự của các cơ quan báo chí Việt Nam thường trú ở Pháp như báo Nhân Dân, Đài Tiếng nói Việt Nam, đại diện cộng đồng người Việt.
Trước thềm Xuân mới, tham dự bữa cơm tất niên của một gia đình trí thức trẻ tại Pháp, anh Lại Ngọc Điệp, giảng viên chính về vật lý của Đại học Sư phạm Cachan (một trong ba trường đại học sư phạm của Pháp), chúng tôi mới thực sự cảm nhận được tấm lòng của những người con xa quê như thế nào.
Xa đất nước từ gần 10 năm nay, cứ mỗi độ Tết đến Xuân sang, gia đình của anh Điệp lại tổ chức gói bánh chưng cho gia đình mình và các gia đình người Việt lân cận.
Từ vài ngày trước, chị Bích - vợ anh Điệp đã phải lặn lội đến khu chợ của người Việt Nam để mua lá dong với giá một bó 15 lá khoảng 12 euro, tương đương gần 350.000 đồng. Bánh chưng tự gói vẫn rẻ hơn nhiều so với giá của một chiếc bánh chưng bán tại chợ Việt Nam ở Paris (11 euro, tương đương hơn 300.000 đồng một chiếc).
Sau một ngày làm việc bận rộn, vợ chồng anh chị Điệp Bích vẫn cố gắng chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên có đủ hương vị ngày Tết với một vài cành đào phai, gà cúng nguyên con, bánh chưng nóng mới, giò thủ, canh miến, mứt Tết, hương bài được đem từ Việt Nam sang.
Dù ở bất cứ phương trời nào, mỗi người con Việt Nam vẫn luôn hướng về quê cha, đất tổ, hướng về Tết cổ truyền dân tộc./.
Danh sách khách mời gồm các bạn bè Pháp và quốc tế, đại diện các đoàn ngoại giao, tổ chức quốc tế, bà con Việt kiều, đã được lập từ vài tháng trước.
Các cán bộ, nhân viên sứ quán tích cực chuẩn bị trang trí Hội trường Đại sứ quán, sao cho buổi lễ đón Xuân diễn ra trang trọng, ấm cúng.
Hơn một tuần nay, các chị em trong Đại sứ quán và các cơ quan đại diện đã tổ chức gói bánh chưng, làm giò lụa, cuốn đến cả nghìn chiếc nem để chuẩn bị cho lễ đón Xuân. Ai nấy tất bật với phần việc của mình.
Ngôi nhà Đại sứ quán càng trở nên ấm cúng, gần gũi, gắn bó với mọi người hơn.
Chị Hạnh, vợ anh Tạ Quốc Tuấn, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán, bày tỏ cảm xúc: “Mỗi độ Xuân về, công việc chuẩn bị đón Tết dù bận đến mấy, nhưng đó là niềm vui, niềm hạnh phúc hiếm có đối với những cán bộ và gia đình công tác ở nước ngoài. Chỉ bắt tay chuẩn bị Tết mới thấy không khí Tết đến gần, thực sự lan tỏa trong lòng mỗi người.”
Hòa trong không khí “Mừng Đảng, Mừng Xuân”, Phân xã Thông tấn xã Việt Nam tại Paris cũng đã tổ chức bữa cơm thân mật để tiễn ông Công, ông Táo với sự tham dự của các cơ quan báo chí Việt Nam thường trú ở Pháp như báo Nhân Dân, Đài Tiếng nói Việt Nam, đại diện cộng đồng người Việt.
Trước thềm Xuân mới, tham dự bữa cơm tất niên của một gia đình trí thức trẻ tại Pháp, anh Lại Ngọc Điệp, giảng viên chính về vật lý của Đại học Sư phạm Cachan (một trong ba trường đại học sư phạm của Pháp), chúng tôi mới thực sự cảm nhận được tấm lòng của những người con xa quê như thế nào.
Xa đất nước từ gần 10 năm nay, cứ mỗi độ Tết đến Xuân sang, gia đình của anh Điệp lại tổ chức gói bánh chưng cho gia đình mình và các gia đình người Việt lân cận.
Từ vài ngày trước, chị Bích - vợ anh Điệp đã phải lặn lội đến khu chợ của người Việt Nam để mua lá dong với giá một bó 15 lá khoảng 12 euro, tương đương gần 350.000 đồng. Bánh chưng tự gói vẫn rẻ hơn nhiều so với giá của một chiếc bánh chưng bán tại chợ Việt Nam ở Paris (11 euro, tương đương hơn 300.000 đồng một chiếc).
Sau một ngày làm việc bận rộn, vợ chồng anh chị Điệp Bích vẫn cố gắng chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên có đủ hương vị ngày Tết với một vài cành đào phai, gà cúng nguyên con, bánh chưng nóng mới, giò thủ, canh miến, mứt Tết, hương bài được đem từ Việt Nam sang.
Dù ở bất cứ phương trời nào, mỗi người con Việt Nam vẫn luôn hướng về quê cha, đất tổ, hướng về Tết cổ truyền dân tộc./.
Trung Dũng/Paris (Vietnam+)