Ngày 21/8 (tức đúng Rằm tháng Bảy âm lịch), đại diện tăng, ni sinh Việt Nam đã tổ chức lễ Vu Lan tại chùa Ladakh-Bud Vihar ở thủ đô New Delhi, với sự tham dự của nhiều tăng, ni sinh đang nghiên cứu và học tập tại Ấn Độ, cùng cán bộ nhân viên Đại sứ quán, các cơ quan đại diện và bà con người Việt.
Phát biểu trước khi khai mạc lễ cầu kinh tại lễ Vu Lan, Đại đức Thích Hạnh Chánh, Chủ tịch Ban Đại diện tăng, ni sinh Việt Nam tại Ấn Độ đã nói về ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan trong Phật giáo. Ngày lễ này được dựa theo sự tích đệ tử của Đức Phật là Mục Kiền Liên đã dùng phép thuật báo hiếu người mẹ đã qua đời, song dù phép thuật cao siêu, một mình ông cũng không cứu rỗi được linh hồn của người mẹ quá cố bị đầy trong địa ngục.
Ông đã xin chỉ bảo của đức Phật và Người khuyên ông đến Rằm tháng Bảy hãy cùng các chư tăng dâng cúng lễ vật và cầu nguyện cho tất cả linh hồn. Mục Kiền Liên đã thành tâm làm theo lời dạy của Đức Phật và cứu rỗi được vong linh của người mẹ.
Từ đó về sau, các Phật tử theo lời Phật dạy hàng năm vào dịp Rằm tháng Bảy lại tổ chức lễ Vu Lan nhằm phá địa ngục cho các vong hồn. Lễ Vu Lan đã trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa tâm linh của những người theo đạo Phật để con cháu báo hiếu ông bà, cha mẹ, không chỉ đối với những người đã khuất, mà cả với những người còn sống.
Sau phần lễ chính do Đại đức Thích Hạnh Chánh chủ trì, các tăng, ni sinh và những người tham dự buổi lễ đã dâng hương và đọc các bài kinh, trong đó có kinh Vu Lan báo hiếu cho mẹ, noi gương Đức Mục Kiền Liên nguyện làm những người con hiếu thảo.
Cùng ngày tại Lào, hàng trăm bà con Việt kiều và cán bộ sứ quán Việt Nam tại Đất nước Triệu voi đã tụ họp tại chùa Bàng Long và chùa Phật Tích tại thủ đô Vientiane để dự lễ Vu Lan.
Lễ Vu Lan năm nay đặc biệt thu hút khá đông thanh niên tham dự thể hiện tấm lòng hiếu kính đối với các bậc sinh thành.
Tuy sống xa quê hương, song những người dân Việt Nam trên khắp thế giới vẫn luôn giữ gìn và phát huy các phong tục tập quán tốt đẹp, giáo dục các thế hệ sau luôn biết ơn những người đi trước, đề cao tinh thần tương thân tương ái và luôn hướng về cội nguồn dân tộc./.
Phát biểu trước khi khai mạc lễ cầu kinh tại lễ Vu Lan, Đại đức Thích Hạnh Chánh, Chủ tịch Ban Đại diện tăng, ni sinh Việt Nam tại Ấn Độ đã nói về ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan trong Phật giáo. Ngày lễ này được dựa theo sự tích đệ tử của Đức Phật là Mục Kiền Liên đã dùng phép thuật báo hiếu người mẹ đã qua đời, song dù phép thuật cao siêu, một mình ông cũng không cứu rỗi được linh hồn của người mẹ quá cố bị đầy trong địa ngục.
Ông đã xin chỉ bảo của đức Phật và Người khuyên ông đến Rằm tháng Bảy hãy cùng các chư tăng dâng cúng lễ vật và cầu nguyện cho tất cả linh hồn. Mục Kiền Liên đã thành tâm làm theo lời dạy của Đức Phật và cứu rỗi được vong linh của người mẹ.
Từ đó về sau, các Phật tử theo lời Phật dạy hàng năm vào dịp Rằm tháng Bảy lại tổ chức lễ Vu Lan nhằm phá địa ngục cho các vong hồn. Lễ Vu Lan đã trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa tâm linh của những người theo đạo Phật để con cháu báo hiếu ông bà, cha mẹ, không chỉ đối với những người đã khuất, mà cả với những người còn sống.
Sau phần lễ chính do Đại đức Thích Hạnh Chánh chủ trì, các tăng, ni sinh và những người tham dự buổi lễ đã dâng hương và đọc các bài kinh, trong đó có kinh Vu Lan báo hiếu cho mẹ, noi gương Đức Mục Kiền Liên nguyện làm những người con hiếu thảo.
Cùng ngày tại Lào, hàng trăm bà con Việt kiều và cán bộ sứ quán Việt Nam tại Đất nước Triệu voi đã tụ họp tại chùa Bàng Long và chùa Phật Tích tại thủ đô Vientiane để dự lễ Vu Lan.
Lễ Vu Lan năm nay đặc biệt thu hút khá đông thanh niên tham dự thể hiện tấm lòng hiếu kính đối với các bậc sinh thành.
Tuy sống xa quê hương, song những người dân Việt Nam trên khắp thế giới vẫn luôn giữ gìn và phát huy các phong tục tập quán tốt đẹp, giáo dục các thế hệ sau luôn biết ơn những người đi trước, đề cao tinh thần tương thân tương ái và luôn hướng về cội nguồn dân tộc./.
Minh Lý-Hoàng Chương-Tiến Hiến (Vietnam+)