Lễ Vu Lan (Rằm tháng Bảy âm lịch hay ngày Xá tội vong nhân) Phật lịch2554, dương lịch 2010 tại Thành phố Hồ Chí Minh với nhiều hoạt động được tổ chứccàng tô đậm thêm nét đẹp văn hóa không chỉ trong cộng đồng Phật giáo mà còn làmột nét đẹp truyền thống của người Việt, hướng về nguồn cội, về các đấng sinhthành, về đạo làm con, về tình thương yêu đồng bào, yêu thương con người.
Các hoạt động, sinh hoạt tôn giáo truyền thống của lễ Vu Lan diễn ra trongcả ngày 24/8 tại các tự viện, tịnh xá, tịnh thất, tổ đình, điện thờ Phật trênđịa bàn thành phố với sự tham dự của hàng trăm nghìn phật tử, đông nhất là tạicác ngôi chùa lớn như Vĩnh Nghiêm, Xá Lợi, Phổ Quang, Ấn Quang, Việt Nam QuốcTự, Dược Sư, Quan Âm, Phước Viên, Kỳ Quang... Nhiều hoạt động khác được tổ chứcrộng rãi ở các khu du lịch, công viên, nhà triển lãm, nhà văn hóa… cũng đã thuhút đông đảo người dân tham gia.
Nổi bật là đại lễ Vu Lan tại Khu du lịch văn hóa Suối Tiên (quận 9) với sựkiện chính diễn ra tại Long Hoa Thiên Bảo (công trình văn hóa tâm linh Phật giáođộc đáo của Suối Tiên), hơn 1.000 vị tăng, ni giáo phẩm của Thành hội Phật giáoThành phố Hồ Chí Minh, Tỉnh hội Phật giáo Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu quang lâmđến dự, gồm nhiều nghi thức như thuyết giảng khai kinh Vu Lan, tụng kinh ĐịaTạng, tế lễ cúng dường, trai đàn chẩn tế, phóng sinh và cầu an cầu siêu độ “quốcthái dân an”…
Ngoài ra, hơn 500 khất sỹ của Phật giáo Nam Tông thực hiện lễ khấtthực “Cúng Dường Bát Hội” và tịnh thiền, tái hiện lại hình ảnh con đường tu hànhkhổ hạnh đi đến chân tu của Đức Phật. Dịp này, Suối Tiên cũng tổ chức an vịThánh tượng Đức Quán Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn.
Trong những ngày này, Suối Tiên còn có tiệc tự chọn chay “Bát tiên quáhải-Cửu tiên ngự yến” miễn phí phục vụ từ 8.000 người đến cao điểm 15.000 kháchmỗi ngày. Tại đây còn có nhiều tiết mục biểu diễn văn nghệ, sân khấu hóa chủ đềPhật giáo, tình mẹ, tình mẫu tử với các vở cải lương "Báo oán hạnh" (Tháitử A Xà Thế), "Quan Âm Diệu Thiện," "Mục Liên-Thanh Đề," cùng cáchoạt động từ thiện, tặng quà cho người nghèo.
Tại công viên 23/9, từ 26-29/8, lễ hội ẩm thực chay với chủ đề "Vì sứckhỏe môi trường” sẽ diễn ra. Ngoài việc giới thiệu các lợi ích của việc ănchay vì sức khỏe, vì môi trường, lễ hội còn là dịp quảng bá món ngon ẩm thựcchay Việt Nam và biểu diễn thơ nhạc, hoa đăng… ngợi ca tình mẫu tử, tri ân ngườimẹ và những bậc sinh thành nhân mùa Vu Lan báo hiếu năm nay.
Dịp này còn có chương trình văn nghệ "Đêm của mẹ," các triển lãm tranh chủđề "Sen và Mẹ," các đêm văn nghệ, thả hoa đăng, đêm báo hiếu và nhiều chương trìnhtừ thiện diễn ra ở nhiều ngôi chùa trên địa bàn thành phố càng làm ấm áp thêmcho mùa Vu Lan năm nay./.
Các hoạt động, sinh hoạt tôn giáo truyền thống của lễ Vu Lan diễn ra trongcả ngày 24/8 tại các tự viện, tịnh xá, tịnh thất, tổ đình, điện thờ Phật trênđịa bàn thành phố với sự tham dự của hàng trăm nghìn phật tử, đông nhất là tạicác ngôi chùa lớn như Vĩnh Nghiêm, Xá Lợi, Phổ Quang, Ấn Quang, Việt Nam QuốcTự, Dược Sư, Quan Âm, Phước Viên, Kỳ Quang... Nhiều hoạt động khác được tổ chứcrộng rãi ở các khu du lịch, công viên, nhà triển lãm, nhà văn hóa… cũng đã thuhút đông đảo người dân tham gia.
Nổi bật là đại lễ Vu Lan tại Khu du lịch văn hóa Suối Tiên (quận 9) với sựkiện chính diễn ra tại Long Hoa Thiên Bảo (công trình văn hóa tâm linh Phật giáođộc đáo của Suối Tiên), hơn 1.000 vị tăng, ni giáo phẩm của Thành hội Phật giáoThành phố Hồ Chí Minh, Tỉnh hội Phật giáo Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu quang lâmđến dự, gồm nhiều nghi thức như thuyết giảng khai kinh Vu Lan, tụng kinh ĐịaTạng, tế lễ cúng dường, trai đàn chẩn tế, phóng sinh và cầu an cầu siêu độ “quốcthái dân an”…
Ngoài ra, hơn 500 khất sỹ của Phật giáo Nam Tông thực hiện lễ khấtthực “Cúng Dường Bát Hội” và tịnh thiền, tái hiện lại hình ảnh con đường tu hànhkhổ hạnh đi đến chân tu của Đức Phật. Dịp này, Suối Tiên cũng tổ chức an vịThánh tượng Đức Quán Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn.
Trong những ngày này, Suối Tiên còn có tiệc tự chọn chay “Bát tiên quáhải-Cửu tiên ngự yến” miễn phí phục vụ từ 8.000 người đến cao điểm 15.000 kháchmỗi ngày. Tại đây còn có nhiều tiết mục biểu diễn văn nghệ, sân khấu hóa chủ đềPhật giáo, tình mẹ, tình mẫu tử với các vở cải lương "Báo oán hạnh" (Tháitử A Xà Thế), "Quan Âm Diệu Thiện," "Mục Liên-Thanh Đề," cùng cáchoạt động từ thiện, tặng quà cho người nghèo.
Tại công viên 23/9, từ 26-29/8, lễ hội ẩm thực chay với chủ đề "Vì sứckhỏe môi trường” sẽ diễn ra. Ngoài việc giới thiệu các lợi ích của việc ănchay vì sức khỏe, vì môi trường, lễ hội còn là dịp quảng bá món ngon ẩm thựcchay Việt Nam và biểu diễn thơ nhạc, hoa đăng… ngợi ca tình mẫu tử, tri ân ngườimẹ và những bậc sinh thành nhân mùa Vu Lan báo hiếu năm nay.
Dịp này còn có chương trình văn nghệ "Đêm của mẹ," các triển lãm tranh chủđề "Sen và Mẹ," các đêm văn nghệ, thả hoa đăng, đêm báo hiếu và nhiều chương trìnhtừ thiện diễn ra ở nhiều ngôi chùa trên địa bàn thành phố càng làm ấm áp thêmcho mùa Vu Lan năm nay./.
Hoàng Liên Sơn (TTXVN/Vietnam+)