Trong hành trình cùng 40 người con tha hương muốn tìm về quê mẹ miền Trung, chúng tôi không thể quên đôi mắt của một người con gái đất Thạch Hà, đôi mắt đỏ hoe và trĩu nặng. Đôi mắt đau đáu nỗi đau riêng của gia đình và nỗi đau chung của cả một dải đất miền Trung.
Cách đây mấy ngày, từ tận Sài Gòn, cô gái Lê Thị Mỹ (xóm 2, Bắc Canh, Thạch Canh, Thạch Hà) bỗng nhận được tin ông nội ốm nặng và có thể không qua khỏi. Cô quáng quàng chuẩn bị đặt vé để bay ra. Đến sáng thứ Bảy, trước khi đến sân bay, Mỹ biết ông mình đã mất.
Đúng hôm ấy, Thạch Hà mưa như trút. Mưa trắng trời trắng đất, mưa chia cắt ruộng đồng. Mưa biến những xóm làng trù phú thành những hòn đảo nhỏ tách biệt hẳn với nhau.
“Cả nhà em bị ngập hết, toàn bộ việc tang đều không có ai đến giúp được vì ai cũng phải lo cho mình,” Mỹ ngậm ngùi.
Nước vẫn cứ dâng đều. Phải đến ngày thứ Hai, người chú ruột của Mỹ mới sang được nhà cùng tiến hành nhập quan cho ông. Người sống vừa khóc thương người mới khuất, vừa phải lo giữ cửa, giữ nhà, giữ miếng ăn cho mình. Chưa bao giờ, nhà Mỹ lại tan hoang đến thế.
Hai chị em Mỹ cuống cuồng bay ra Hà Nội, nhưng lại mắc kẹt vì không có xe đi. Đứa em trai cố gắng đi trước cũng chịu vì không sao vượt được biển nước về nhà. Đến hôm nay, khi chỉ còn cách nhà mấy kilomet nữa, Mỹ lại không thể tiến lên tiếp được. Đám tang ông đã được đưa đi lúc chiều....
Kể về đám tang ông, người con gái mắt hoe đỏ bật khóc. Cô bảo, cả xóm làng đều đã ngập băng. Bố cô gọi ra, nức nở vì không sao tìm được cho ông một mảnh đất khô ráo để nằm. Mãi đến hôm rồi, cả nhà mới xin được một khu đất cao sát trường cấp 3 còn chưa ngập để mai táng.
“Trước khi đưa, ba vẫn gọi cho em hỏi xem em đã về đến đâu rồi. Ba còn bảo, cả nhà đã đóng thuyền, thuê ghe để đưa ông đi. Con về chắc không kịp nữa...” Mỹ ngậm ngùi.
Chỉ còn cách nhà chừng 2km, toàn bộ tuyến đường quốc lộ 1A qua xã Vượng Lộc, Can Lộc ngập trắng. Mọi chuyến xe đều phải dừng bánh vì nước sâu không thể băng qua được. Hành khách ai cũng thở dài ngao ngán và mong ngóng hình ảnh người thân đang xoay sở trong cơn lũ.
Câu chuyện khẽ chìm vào bóng tối. Gió ào ào thổi. Phía trước, nước vẫn loang loáng trên cung đường thẳng tắp.
22 giờ đêm, sau khi đã “tăng bo” thành công qua quãng đường cấm, không thể quên đôi mắt Thạch Hà nặng trĩu, chúng tôi gọi lại cho em.
Em vẫn bảo, em chưa thể về đêm nay. Nhưng sớm mai, em sẽ gọi ba, đưa con thuyền nhà em đóng đến đón để đưa em về thắp nén tâm hương cho người ông được chôn trên đỉnh đầu ngọn lũ./.
Cách đây mấy ngày, từ tận Sài Gòn, cô gái Lê Thị Mỹ (xóm 2, Bắc Canh, Thạch Canh, Thạch Hà) bỗng nhận được tin ông nội ốm nặng và có thể không qua khỏi. Cô quáng quàng chuẩn bị đặt vé để bay ra. Đến sáng thứ Bảy, trước khi đến sân bay, Mỹ biết ông mình đã mất.
Đúng hôm ấy, Thạch Hà mưa như trút. Mưa trắng trời trắng đất, mưa chia cắt ruộng đồng. Mưa biến những xóm làng trù phú thành những hòn đảo nhỏ tách biệt hẳn với nhau.
“Cả nhà em bị ngập hết, toàn bộ việc tang đều không có ai đến giúp được vì ai cũng phải lo cho mình,” Mỹ ngậm ngùi.
Nước vẫn cứ dâng đều. Phải đến ngày thứ Hai, người chú ruột của Mỹ mới sang được nhà cùng tiến hành nhập quan cho ông. Người sống vừa khóc thương người mới khuất, vừa phải lo giữ cửa, giữ nhà, giữ miếng ăn cho mình. Chưa bao giờ, nhà Mỹ lại tan hoang đến thế.
Hai chị em Mỹ cuống cuồng bay ra Hà Nội, nhưng lại mắc kẹt vì không có xe đi. Đứa em trai cố gắng đi trước cũng chịu vì không sao vượt được biển nước về nhà. Đến hôm nay, khi chỉ còn cách nhà mấy kilomet nữa, Mỹ lại không thể tiến lên tiếp được. Đám tang ông đã được đưa đi lúc chiều....
Kể về đám tang ông, người con gái mắt hoe đỏ bật khóc. Cô bảo, cả xóm làng đều đã ngập băng. Bố cô gọi ra, nức nở vì không sao tìm được cho ông một mảnh đất khô ráo để nằm. Mãi đến hôm rồi, cả nhà mới xin được một khu đất cao sát trường cấp 3 còn chưa ngập để mai táng.
“Trước khi đưa, ba vẫn gọi cho em hỏi xem em đã về đến đâu rồi. Ba còn bảo, cả nhà đã đóng thuyền, thuê ghe để đưa ông đi. Con về chắc không kịp nữa...” Mỹ ngậm ngùi.
Chỉ còn cách nhà chừng 2km, toàn bộ tuyến đường quốc lộ 1A qua xã Vượng Lộc, Can Lộc ngập trắng. Mọi chuyến xe đều phải dừng bánh vì nước sâu không thể băng qua được. Hành khách ai cũng thở dài ngao ngán và mong ngóng hình ảnh người thân đang xoay sở trong cơn lũ.
Câu chuyện khẽ chìm vào bóng tối. Gió ào ào thổi. Phía trước, nước vẫn loang loáng trên cung đường thẳng tắp.
22 giờ đêm, sau khi đã “tăng bo” thành công qua quãng đường cấm, không thể quên đôi mắt Thạch Hà nặng trĩu, chúng tôi gọi lại cho em.
Em vẫn bảo, em chưa thể về đêm nay. Nhưng sớm mai, em sẽ gọi ba, đưa con thuyền nhà em đóng đến đón để đưa em về thắp nén tâm hương cho người ông được chôn trên đỉnh đầu ngọn lũ./.
Dũng-Bách-Hùng (Vietnam+)