Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 31/5 đã đưa Almaty - thành phố lớn nhất của Kazakhstan - vào danh sách 10 thành phố trên thế giới không có khói thuốc lá.
Phát biểu trước báo giới, bà Gulsara Suleimenova, Giám đốc của Trung tâm lối sống lành mạnh Almaty cho biết, WHO đã chính thức xếp Almaty của Kazakhstan vào danh sách các thành phố không khói thuốc cùng với Mecca, Medina, Liverpool, Mexico City và một thành phố khác được công trước đó.
Bà Suleimenova cho biết: "Chỉ có 10 thành phố trên thế giới vinh dự nhận được danh hiệu trên."
Từ năm 2005-2011, Kazakhstan đã phát động chiến dịch có tên "Almaty: Thành phố không khói thuốc."
Nỗ lực đẩy lùi thói quen hút thuốc trong cộng đồng dân cư ở thành phố này đã thành công, khi tỷ lệ người hút thuốc giảm tới 13,3%, trong đó tỷ lệ thanh thiếu niên lứa tuổi từ 18-24 hút thuốc đã giảm tới 6,9%.
Ngày 31/5 hàng năm, thế giới kỷ niệm Ngày Thế giới không thuốc lá ,một chương trình khởi xướng bởi WHO để nâng cao nhận thức về sự nguy hại của thuốc lá và thúc đẩy phát triển một thế giới không khói thuốc.
WHO cho biết, trong thế kỷ XX, các bệnh liên quan đến thuốc lá đã cướp đi mạng sống của 100 triệu người trên thế giới và con số này có thể lên tới 1 tỷ người trong thế kỷ XXI nếu như không có các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn./.
Phát biểu trước báo giới, bà Gulsara Suleimenova, Giám đốc của Trung tâm lối sống lành mạnh Almaty cho biết, WHO đã chính thức xếp Almaty của Kazakhstan vào danh sách các thành phố không khói thuốc cùng với Mecca, Medina, Liverpool, Mexico City và một thành phố khác được công trước đó.
Bà Suleimenova cho biết: "Chỉ có 10 thành phố trên thế giới vinh dự nhận được danh hiệu trên."
Từ năm 2005-2011, Kazakhstan đã phát động chiến dịch có tên "Almaty: Thành phố không khói thuốc."
Nỗ lực đẩy lùi thói quen hút thuốc trong cộng đồng dân cư ở thành phố này đã thành công, khi tỷ lệ người hút thuốc giảm tới 13,3%, trong đó tỷ lệ thanh thiếu niên lứa tuổi từ 18-24 hút thuốc đã giảm tới 6,9%.
Ngày 31/5 hàng năm, thế giới kỷ niệm Ngày Thế giới không thuốc lá ,một chương trình khởi xướng bởi WHO để nâng cao nhận thức về sự nguy hại của thuốc lá và thúc đẩy phát triển một thế giới không khói thuốc.
WHO cho biết, trong thế kỷ XX, các bệnh liên quan đến thuốc lá đã cướp đi mạng sống của 100 triệu người trên thế giới và con số này có thể lên tới 1 tỷ người trong thế kỷ XXI nếu như không có các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn./.
Thạch Thảo (Vietnam+)