Ngày 4/8, Liên đoàn Arập (AL) quyết định ủng hộ các nỗ lực của Palestine đề nghị Liên hợp quốc công nhận một Nhà nước Palestine ở Bờ Tây và Dải Gaza nằm bên trong các đường biên giới năm 1967, với thủ đô là Jerusalem.
Hãng thông tấn WAFA của Palestine dẫn thông báo của AL cho biết các nước Arập nghiêm túc về việc đề nghị Liên hợp quốc công nhận và kết nạp Palestine làm thành viên đầy đủ.
Các đại diện của AL cũng nhất trí một kế hoạch làm việc, bao gồm các cuộc họp và tham vấn với các nước thành viên Hội đồng Bảo an cũng như các thành viên khác của Liên hợp quốc.
Phát biểu sau cuộc họp một ủy ban của AL tại Doha (Qatar) cùng ngày, Trưởng đoàn đàm phán Palestine Saeb Erekat nhấn mạnh đề nghị công nhận nhà nước Palestine độc lập "không nhằm bất kỳ hình thức đối đầu hay xung đột nào, mà chỉ để duy trì giải pháp hai nhà nước cũng như gìn giữ tiến trình hòa bình."
Ông kêu gọi Mỹ "cân nhắc kỹ" quan điểm của mình liên quan đến việc sử dụng lá phiếu phủ quyết trong cuộc bỏ phiếu về đề nghị trên.
Theo ông Erekat, tuyên bố hôm 2/8 của các quan chức Chính phủ Israel về việc sẵn sàng bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình mới với Palestine thực chất là một hành động "mị dân."
Các cuộc đàm phán giữa hai bên được tiến hành hồi tháng 9/2010, song đã bị đình trệ ngay sau đó do Israel tiếp tục xây dựng các khu định cư Do Thái trên các phần đất chiếm đóng của người Palestine.
Tổng thống Palestine Mahmud Abbas nhấn mạnh kế hoạch đề nghị công nhận nhà nước Palestine độc lập không loại trừ khả năng tiến hành các cuộc đàm phán hòa bình mới, song ông khẳng định sẽ không đàm phán nếu Israel không ngừng xây dựng khu định cư trên các phần đất chiếm đóng của Palestine, và không thống nhất được chương trình rõ ràng cho các cuộc thương lượng.
Trong một diễn biến mới nhất, ngày 4/8, Bộ Nội vụ Israel đã thông qua lần cuối kế hoạch xây thêm 900 ngôi nhà mới cho người định cư Do Thái tại khu Har Homa thuộc Đông Jerusalem, nơi Palestine muốn là thủ đô của nhà nước tương lai.
Kế hoạch này đã được thông qua tại ủy ban xây dựng và kế hoạch cấp khu vực cách đây hai năm. Việc bộ trên thông qua văn bản này đánh dấu bước cuối cùng trước khi dự án được thực thi.
Việc xây dựng khu định cư Do Thái của Israel tại khu vực của người Arập sinh sống ở Đông Jerusalem vấp phải sự phản đối gay gắt không chỉ của người Palestine, mà cả cộng đồng quốc tế.
Israel đã chiếm đóng phần còn lại của khu Bờ Tây trong cuộc chiến tranh năm 1967 và sáp nhập vào lãnh thổ nước này trong một động thái không được cộng đồng quốc tế thừa nhận.
Mỹ cũng chỉ trích Israel xây dựng khu định cư ở Bờ Tây, đặc biệt là ở Đông Jerusalem, và kêu gọi ngừng hoàn toàn hoạt động này./.
Hãng thông tấn WAFA của Palestine dẫn thông báo của AL cho biết các nước Arập nghiêm túc về việc đề nghị Liên hợp quốc công nhận và kết nạp Palestine làm thành viên đầy đủ.
Các đại diện của AL cũng nhất trí một kế hoạch làm việc, bao gồm các cuộc họp và tham vấn với các nước thành viên Hội đồng Bảo an cũng như các thành viên khác của Liên hợp quốc.
Phát biểu sau cuộc họp một ủy ban của AL tại Doha (Qatar) cùng ngày, Trưởng đoàn đàm phán Palestine Saeb Erekat nhấn mạnh đề nghị công nhận nhà nước Palestine độc lập "không nhằm bất kỳ hình thức đối đầu hay xung đột nào, mà chỉ để duy trì giải pháp hai nhà nước cũng như gìn giữ tiến trình hòa bình."
Ông kêu gọi Mỹ "cân nhắc kỹ" quan điểm của mình liên quan đến việc sử dụng lá phiếu phủ quyết trong cuộc bỏ phiếu về đề nghị trên.
Theo ông Erekat, tuyên bố hôm 2/8 của các quan chức Chính phủ Israel về việc sẵn sàng bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình mới với Palestine thực chất là một hành động "mị dân."
Các cuộc đàm phán giữa hai bên được tiến hành hồi tháng 9/2010, song đã bị đình trệ ngay sau đó do Israel tiếp tục xây dựng các khu định cư Do Thái trên các phần đất chiếm đóng của người Palestine.
Tổng thống Palestine Mahmud Abbas nhấn mạnh kế hoạch đề nghị công nhận nhà nước Palestine độc lập không loại trừ khả năng tiến hành các cuộc đàm phán hòa bình mới, song ông khẳng định sẽ không đàm phán nếu Israel không ngừng xây dựng khu định cư trên các phần đất chiếm đóng của Palestine, và không thống nhất được chương trình rõ ràng cho các cuộc thương lượng.
Trong một diễn biến mới nhất, ngày 4/8, Bộ Nội vụ Israel đã thông qua lần cuối kế hoạch xây thêm 900 ngôi nhà mới cho người định cư Do Thái tại khu Har Homa thuộc Đông Jerusalem, nơi Palestine muốn là thủ đô của nhà nước tương lai.
Kế hoạch này đã được thông qua tại ủy ban xây dựng và kế hoạch cấp khu vực cách đây hai năm. Việc bộ trên thông qua văn bản này đánh dấu bước cuối cùng trước khi dự án được thực thi.
Việc xây dựng khu định cư Do Thái của Israel tại khu vực của người Arập sinh sống ở Đông Jerusalem vấp phải sự phản đối gay gắt không chỉ của người Palestine, mà cả cộng đồng quốc tế.
Israel đã chiếm đóng phần còn lại của khu Bờ Tây trong cuộc chiến tranh năm 1967 và sáp nhập vào lãnh thổ nước này trong một động thái không được cộng đồng quốc tế thừa nhận.
Mỹ cũng chỉ trích Israel xây dựng khu định cư ở Bờ Tây, đặc biệt là ở Đông Jerusalem, và kêu gọi ngừng hoàn toàn hoạt động này./.
(TTXVN/Vietnam+)