Đại La vốn là một thành hướng bắc, nhưng đến tháng 7/1010, khi Lý Công Uẩn chọn làm kinh đô Thăng Long, đã là một tòa thành hướng nam độc lập tự chủ. Giới chuyên môn cho rằng với 5 tháng chuẩn bị, việc xây dựng một kinh đô mới là không tưởng.
Vậy nền tảng vật chất cho kinh đô mới Thăng Long đã được chuẩn bị từ trước? Quá trình này được tiến hành như thế nào?
Bài viết sau đây của tiến sĩ Nguyễn Việt - Giám đốc Trung tâm tiền sử Đông Nam Á đưa ra một cách lý giải về điều này.
Chuẩn bị dời đô chỉ trong 5 tháng
Tháng 7 âm lịch năm 1010, thuyền rồng đưa triều đình nhà Lý từ Hoa Lư cập bến dưới chân thành Đại La.
Theo biên niên sử, ý tưởng dời đô có thể hình thành thực sự từ mùa xuân năm đó. Vốn là, sau khi lên ngôi cuối năm 1009, Lý Công Uẩn thu xếp việc triều chính, làm lễ lên ngôi, ăn Tết ở Hoa Lư rồi tháng hai năm 1010 về thăm quê Cổ Pháp (Bắc Ninh).
Đối với Lý Công Uẩn, ý tưởng tái lập nơi đặt bộ máy điều hành đất nước ở vị trí trung tâm đồng bằng sông Hồng là trung tâm kinh tế, chính trị văn hóa của đất nước đương thời hẳn đã hình thành từ lâu, nhưng thời điểm mang tính quyết định việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La có xuất phát điểm là chuyến thăm quê vào mùa xuân năm 1010.
Chúng ta đều biết, Lý Công Uẩn người gốc Giao Châu, được giới thiệu sung cấm vệ quân từ năm 1000, dưới triều nhà Tiền Lê.
Cuộc sống của viên tướng cấm vệ, rồi lấy vợ, sinh con (Lý Phật Tử) đã gắn liền ông với kinh đô Hoa Lư. Tuy nhiên, ngay sau khi lên ngôi, ông đã về thăm quê và hình thành rất nhanh quyết định dời đô.
Chỉ ba tháng sau khi thăm quê, tức vào tháng 5/1010, ông đã hoàn chỉnh kế hoạch dời đô và chính thức tuyên bố trước triều đình bằng "Chiếu Dời đô". Như vậy, công cuộc thực sự chuẩn bị cho dời đô chỉ diễn ra trong vòng năm tháng (từ tháng 2 đến tháng 7/1010).
Sử sách ghi nhận, ngay khi chuyển về kinh đô Thăng Long, triều đình đã ổn định được ngay. Còn những ghi chép sau đó về việc xây dựng thêm các cung điện chỉ nhằm mở rộng hoạt động của triều đình. Điều đó chứng tỏ tòa thành Đại La khi trở thành kinh đô Thăng Long (tháng 7/1010) đã là một kinh đô Đại Việt được chuẩn bị hoàn tất.
Sự chuẩn bị này có thể được tăng cường từ tháng 5, tức sau "Chiếu Dời đô". Tuy nhiên, khoảng thời gian ngắn ngủi - chưa đầy 2 tháng - không thể đủ cho việc xây dựng một kinh đô mới.
Vậy nền tảng vật chất cho kinh đô mới Thăng Long hẳn đã được chuẩn bị từ trước đó.
Thời Lý Bí đã chọn mảnh đất Hoàng thành làm trung tâm
Lịch sử của việc chọn mảnh đất Hoàng Thành làm trung tâm đất nước được bắt đầu với lũy thành Tô Lịch của Lý Bí trong cuộc chiến chống quân Lương thế kỷ 6.
Đây là lũy thành quân sự được Lý Nam Đế xây dựng từ trước. Và sau khi thất trận ở Chu Diên (vùng Hưng Yên, Hà Nam), quân đội nước Vạn Xuân đã rút về cố thủ tại đây.
Chúng ta chưa có nhiều bằng chứng để khẳng định lũy thành này là kinh đô của nước Vạn Xuân đương thời. Thế nhưng, do hoạt động của triều đình nước Vạn Xuân dày đặc ở vùng quanh Hà Nội ngày nay như Long Biên, Ô Diên, Dạ Trạch... nên sau khi bình định lại Giao Châu, xuất hiện một huyện mới là Tống Bình.
Tên huyện Tống Bình tương truyền do nhà sơ Tống (một trong số Lục Triều – sáu triều đại thay nhau trị vì Trung Quốc sau thời Tam Quốc, thế kỷ 4-6) đặt ra, trong đó có một phần Hà Nội ngày nay.
Đầu thế kỷ 7, thứ sử nhà Tùy là Khâu Hòa đã đặt thủ phủ Đô hộ Giao Châu ở Tống Bình và xây thành lũy đô hộ phủ đầu tiên ở kề sông Tô Lịch vào khoảng thời gian đó. Tòa thành của Khâu Hòa có tên là “Tử thành”.
Tử thành (hay Tử Cấm thành) là cách gọi những vòng thành trung tâm trong cùng để bảo vệ vua và hoàng thất. Ở Giao Châu, đó là nơi che chở cho bộ máy đô hộ cao nhất, nơi ở và điều hành của thứ sử.
Các nhà sử học cho rằng vị trí “Tử thành” hẳn đã được chọn tâm điểm ở ngay trên gò Nùng, nay là vị trí điện Kính Thiên. Các đời về sau, cũng duy trì điểm cao tâm linh đắc địa này. Dấu vết gạch ngói, giếng nước có niên đại Tùy Đường khai quật được ở khu vực Hoàng Thành gần đây đã xác nhận sự có mặt của kiến trúc Tùy Đường trong Hoàng Thành.
Thành La rồi Đại La sau này được nhiều đời thứ sử tu bổ, mở rộng. Họ tập trung vào việc xây dựng vòng thành bao bên ngoài Tử thành (vòng thành hiện nay còn lại dấu vết, trên đó có những đoạn trùng với tòa thành vô băng xây dựng vào đời Nguyễn) và vòng đê thành bao dọc theo sông Tô Lịch-sông Hồng, mở rộng hơn về phía tây và phía nam Hoàng thành.
Tiêu biểu nhất đối với thành Đại La là công cuộc hoàn thiện của Cao Biền cuối thế kỷ 8 đầu thế kỷ 9.
Vì sao các tòa thành theo hướng bắc?
Chúng ta cần nhớ rằng tòa thành Đại La bắt đầu từ Khâu Hòa đến Cao Biền được xây dựng theo thể chế thành trì địa phương của đế chế Tùy, Đường. Điều đó có nghĩa là các mặt chính của tòa thành và dinh thự hành chính đều hướng về nơi Hoàng Đế nhà Tùy, Đường ngự trị.
Thành Đại La cũng như thành Luy Lâu do Sĩ Nhiếp đắp trước đó đều là thành hướng bắc.
Dựa vào ghi chép trong "An Nam chí lược" và "Việt Sử lược" (sách viết vào khoảng đời Trần) thì tòa thành Đại La do Trương Bá Nghi và Cao Biền đắp đều có bốn mặt hướng đông, tây, nam, bắc.
Ghi chép của "An Nam chí lược" về tòa thành do Trương Bá Nghi đắp cho biết mặt thành phía bắc là mặt chính, mở ba cửa và trên đó đều có lầu che. Hai mặt đông tây cũng có ba cửa không lầu che. Riêng mặt nam là mặt thông với khu dân cư mở tới 5 cửa trên đặt trống, loa. Như vậy, cũng giống như Luy Lâu, mặt nam thành tuy là mặt phụ nhưng lại dành cho các hoạt dộng dân cư, còn mặt chính mang tính nghi lễ hướng về phía bắc.
Tòa thành xoay hướng nam từ bao giờ?
Trong lịch sử Việt Nam, “sự hướng bắc” của thành Đại La gắn liền với bộ máy thần phục ở Giao Châu với nhà Đường.
Do Nhà Đường sụp đổ, Trung Quốc rơi vào tình trạng rối loạn, Nam Bắc triều, Ngũ Đại-Thập Quốc, các thế lực hào trưởng Giao Châu nổi lên chiếm quyền Tiết độ sứ, như cha con họ Khúc (Thừa Dụ, Thừa Mỹ), họ Kiều (Công Tiễn), họ Dương (Đình Nghệ).
Các Tiết độ sứ này tuy là người Giao cát cứ nhưng trên danh nghĩa vẫn thụ phong và thần phục các triều đình Trung Hoa. Vì vậy, trước khi Ngô Quyền xưng vương (939), tòa thành Đại La vẫn là một tòa Đô hộ phủ hướng bắc. Có lẽ, đó là lý do Ngô Quyền không chọn Đại La làm kinh đô mà chọn Cổ Loa, một tòa thành hướng nam.
Thành Đại La gần như bỏ hoang từ những năm 939 đến khi Đinh Tiên Hoàng thống lĩnh thiên hạ lập nước Đại Cồ Việt. Tuy nhiên, kinh đô nhà Tiền Lê lại được chọn đặt ở nơi hiểm yếu Hoa Lư đất Trường Châu (Ninh Bình hiện nay).
Thành Đại La với cương vị trung tâm quản lý, điều hành mọi sự ở Giao Châu được giao cho Đô hộ phủ Thái sư Lưu Cơ, người đồng hương và cũng là tên đứng đầu trong hàng quan được danh xưng trong buổi lễ lên ngôi Hoàng đế của Đinh Tiên Hoàng.
Vai trò của Lưu Cơ vì thế có thể sánh ngang hàng Phó Vương, giúp Đinh Tiên Hoàng cai quản phần đất trọng yếu và nhiều tiềm năng kinh tế nhất của đất nước đương thời, đó là toàn bộ miền Bắc nước ta từ Ninh Bình trở lên.
Cuộc đời và sự nghiệp Lưu Cơ
Theo thần tích và ghi chép trong sử sách thì Lưu Cơ người Ái Châu (vùng đất có lúc bao gồm cả khu vực Thanh Hóa và Ninh Bình hiện nay), quê ở Bồ Bát, Bạch Liên, Yên Mô tức thuộc đất Ninh Bình. Ông là đồng hương gần với Đinh Bộ Lĩnh, Nguyễn Bặc, Lê Hoàn.
Thiếu thời, Lưu Cơ theo học Tri Hối tiên sinh ở Gia Viễn. Sau khi cha mẹ mất, ngoài 20 tuổi, ông theo Đinh Bộ Lĩnh đánh giặc, trực tiếp dẹp sứ quân Lý Khuê ở Siêu Loại.
Trong buổi thiết triều xưng danh quan tước đầu tiên của triều đình nhà Đinh, theo "Việt sử lược", ông đứng tên đầu và được trao chức Thái sư Đô hộ phủ, cai quản toàn bộ Giao Châu, đóng đại bản doanh ở Phủ Đô hộ cũ, tức thành Đại La. Khi đó ông chừng 30 tuổi.
Lưu Cơ làm quan đến gần 70 tuổi thì cáo lão về hưu trí ở quê nhà, ba năm sau thì mất, thọ 73 tuổi.
Hiện, đền thờ ông còn ở làng Đại Từ, xã Đại Đồng, tỉnh Hưng Yên (đất Siêu Loại cũ). Tương truyền, đây là nơi ông đóng quân dẹp loạn sứ quân Lý Khuê năm xưa.
Theo giới chuyên môn thì Lưu Cơ là người đầu tiên biến tòa thành Đại La thuộc địa hướng bắc trở thành một tòa thành hướng nam độc lập tự chủ. Vì khi đó, Hoàng Đế Đại Việt ở Hoa Lư, tức ở về phía nam tòa thành Đại La. Điều này đồng nghĩa với việc mọi hướng nhìn của cổng thành và dinh thự đời các Tiết độ sứ cũ phải được sửa đổi.
Ðây chính là lý giải hợp lý nhất cho sự phong phú di tích kiến trúc Hoa Lư tại các cuộc khai quật Hoàng Thành Thăng Long gần đây.
Vai trò của Lưu Cơ trong sự kiện 1000 năm Thăng Long
Theo ghi chép của thần phả, thần tích thì có lẽ Lưu Cơ trông coi tòa thành này cho đến khi cáo quan về hưu.
Như vậy, chẳng những Lưu Cơ là người đã cai quản và tu sửa thành Đại La của An Nam Đô hộ Phủ nhà Đường trở nên một tòa thành Đại Việt, mà ông còn là người chuẩn bị mọi điều kiện cơ sở hạ tầng cho cuộc dời đô của Lý Công Uẩn. Điều này giải thích tại sao chỉ trong một thời gian rất ngắn, triều đình nhà Lý đã có thể di chuyển từ Hoa Lư ra Thăng Long.
Và, chính Lưu Cơ là người đã trao chìa khóa và “sổ đỏ” tòa La thành Đại Việt cho Lý Công Uẩn sau hơn 40 năm trông coi, tu tạo tòa thành này.
Với ý nghĩa đó, kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, chúng ta không thể quên vị Thái sư người Ái châu đáng kính này./.
Vậy nền tảng vật chất cho kinh đô mới Thăng Long đã được chuẩn bị từ trước? Quá trình này được tiến hành như thế nào?
Bài viết sau đây của tiến sĩ Nguyễn Việt - Giám đốc Trung tâm tiền sử Đông Nam Á đưa ra một cách lý giải về điều này.
Chuẩn bị dời đô chỉ trong 5 tháng
Tháng 7 âm lịch năm 1010, thuyền rồng đưa triều đình nhà Lý từ Hoa Lư cập bến dưới chân thành Đại La.
Theo biên niên sử, ý tưởng dời đô có thể hình thành thực sự từ mùa xuân năm đó. Vốn là, sau khi lên ngôi cuối năm 1009, Lý Công Uẩn thu xếp việc triều chính, làm lễ lên ngôi, ăn Tết ở Hoa Lư rồi tháng hai năm 1010 về thăm quê Cổ Pháp (Bắc Ninh).
Đối với Lý Công Uẩn, ý tưởng tái lập nơi đặt bộ máy điều hành đất nước ở vị trí trung tâm đồng bằng sông Hồng là trung tâm kinh tế, chính trị văn hóa của đất nước đương thời hẳn đã hình thành từ lâu, nhưng thời điểm mang tính quyết định việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La có xuất phát điểm là chuyến thăm quê vào mùa xuân năm 1010.
Chúng ta đều biết, Lý Công Uẩn người gốc Giao Châu, được giới thiệu sung cấm vệ quân từ năm 1000, dưới triều nhà Tiền Lê.
Cuộc sống của viên tướng cấm vệ, rồi lấy vợ, sinh con (Lý Phật Tử) đã gắn liền ông với kinh đô Hoa Lư. Tuy nhiên, ngay sau khi lên ngôi, ông đã về thăm quê và hình thành rất nhanh quyết định dời đô.
Chỉ ba tháng sau khi thăm quê, tức vào tháng 5/1010, ông đã hoàn chỉnh kế hoạch dời đô và chính thức tuyên bố trước triều đình bằng "Chiếu Dời đô". Như vậy, công cuộc thực sự chuẩn bị cho dời đô chỉ diễn ra trong vòng năm tháng (từ tháng 2 đến tháng 7/1010).
Sử sách ghi nhận, ngay khi chuyển về kinh đô Thăng Long, triều đình đã ổn định được ngay. Còn những ghi chép sau đó về việc xây dựng thêm các cung điện chỉ nhằm mở rộng hoạt động của triều đình. Điều đó chứng tỏ tòa thành Đại La khi trở thành kinh đô Thăng Long (tháng 7/1010) đã là một kinh đô Đại Việt được chuẩn bị hoàn tất.
Sự chuẩn bị này có thể được tăng cường từ tháng 5, tức sau "Chiếu Dời đô". Tuy nhiên, khoảng thời gian ngắn ngủi - chưa đầy 2 tháng - không thể đủ cho việc xây dựng một kinh đô mới.
Vậy nền tảng vật chất cho kinh đô mới Thăng Long hẳn đã được chuẩn bị từ trước đó.
Thời Lý Bí đã chọn mảnh đất Hoàng thành làm trung tâm
Lịch sử của việc chọn mảnh đất Hoàng Thành làm trung tâm đất nước được bắt đầu với lũy thành Tô Lịch của Lý Bí trong cuộc chiến chống quân Lương thế kỷ 6.
Đây là lũy thành quân sự được Lý Nam Đế xây dựng từ trước. Và sau khi thất trận ở Chu Diên (vùng Hưng Yên, Hà Nam), quân đội nước Vạn Xuân đã rút về cố thủ tại đây.
Chúng ta chưa có nhiều bằng chứng để khẳng định lũy thành này là kinh đô của nước Vạn Xuân đương thời. Thế nhưng, do hoạt động của triều đình nước Vạn Xuân dày đặc ở vùng quanh Hà Nội ngày nay như Long Biên, Ô Diên, Dạ Trạch... nên sau khi bình định lại Giao Châu, xuất hiện một huyện mới là Tống Bình.
Tên huyện Tống Bình tương truyền do nhà sơ Tống (một trong số Lục Triều – sáu triều đại thay nhau trị vì Trung Quốc sau thời Tam Quốc, thế kỷ 4-6) đặt ra, trong đó có một phần Hà Nội ngày nay.
Đầu thế kỷ 7, thứ sử nhà Tùy là Khâu Hòa đã đặt thủ phủ Đô hộ Giao Châu ở Tống Bình và xây thành lũy đô hộ phủ đầu tiên ở kề sông Tô Lịch vào khoảng thời gian đó. Tòa thành của Khâu Hòa có tên là “Tử thành”.
Tử thành (hay Tử Cấm thành) là cách gọi những vòng thành trung tâm trong cùng để bảo vệ vua và hoàng thất. Ở Giao Châu, đó là nơi che chở cho bộ máy đô hộ cao nhất, nơi ở và điều hành của thứ sử.
Các nhà sử học cho rằng vị trí “Tử thành” hẳn đã được chọn tâm điểm ở ngay trên gò Nùng, nay là vị trí điện Kính Thiên. Các đời về sau, cũng duy trì điểm cao tâm linh đắc địa này. Dấu vết gạch ngói, giếng nước có niên đại Tùy Đường khai quật được ở khu vực Hoàng Thành gần đây đã xác nhận sự có mặt của kiến trúc Tùy Đường trong Hoàng Thành.
Thành La rồi Đại La sau này được nhiều đời thứ sử tu bổ, mở rộng. Họ tập trung vào việc xây dựng vòng thành bao bên ngoài Tử thành (vòng thành hiện nay còn lại dấu vết, trên đó có những đoạn trùng với tòa thành vô băng xây dựng vào đời Nguyễn) và vòng đê thành bao dọc theo sông Tô Lịch-sông Hồng, mở rộng hơn về phía tây và phía nam Hoàng thành.
Tiêu biểu nhất đối với thành Đại La là công cuộc hoàn thiện của Cao Biền cuối thế kỷ 8 đầu thế kỷ 9.
Vì sao các tòa thành theo hướng bắc?
Chúng ta cần nhớ rằng tòa thành Đại La bắt đầu từ Khâu Hòa đến Cao Biền được xây dựng theo thể chế thành trì địa phương của đế chế Tùy, Đường. Điều đó có nghĩa là các mặt chính của tòa thành và dinh thự hành chính đều hướng về nơi Hoàng Đế nhà Tùy, Đường ngự trị.
Thành Đại La cũng như thành Luy Lâu do Sĩ Nhiếp đắp trước đó đều là thành hướng bắc.
Dựa vào ghi chép trong "An Nam chí lược" và "Việt Sử lược" (sách viết vào khoảng đời Trần) thì tòa thành Đại La do Trương Bá Nghi và Cao Biền đắp đều có bốn mặt hướng đông, tây, nam, bắc.
Ghi chép của "An Nam chí lược" về tòa thành do Trương Bá Nghi đắp cho biết mặt thành phía bắc là mặt chính, mở ba cửa và trên đó đều có lầu che. Hai mặt đông tây cũng có ba cửa không lầu che. Riêng mặt nam là mặt thông với khu dân cư mở tới 5 cửa trên đặt trống, loa. Như vậy, cũng giống như Luy Lâu, mặt nam thành tuy là mặt phụ nhưng lại dành cho các hoạt dộng dân cư, còn mặt chính mang tính nghi lễ hướng về phía bắc.
Tòa thành xoay hướng nam từ bao giờ?
Trong lịch sử Việt Nam, “sự hướng bắc” của thành Đại La gắn liền với bộ máy thần phục ở Giao Châu với nhà Đường.
Do Nhà Đường sụp đổ, Trung Quốc rơi vào tình trạng rối loạn, Nam Bắc triều, Ngũ Đại-Thập Quốc, các thế lực hào trưởng Giao Châu nổi lên chiếm quyền Tiết độ sứ, như cha con họ Khúc (Thừa Dụ, Thừa Mỹ), họ Kiều (Công Tiễn), họ Dương (Đình Nghệ).
Các Tiết độ sứ này tuy là người Giao cát cứ nhưng trên danh nghĩa vẫn thụ phong và thần phục các triều đình Trung Hoa. Vì vậy, trước khi Ngô Quyền xưng vương (939), tòa thành Đại La vẫn là một tòa Đô hộ phủ hướng bắc. Có lẽ, đó là lý do Ngô Quyền không chọn Đại La làm kinh đô mà chọn Cổ Loa, một tòa thành hướng nam.
Thành Đại La gần như bỏ hoang từ những năm 939 đến khi Đinh Tiên Hoàng thống lĩnh thiên hạ lập nước Đại Cồ Việt. Tuy nhiên, kinh đô nhà Tiền Lê lại được chọn đặt ở nơi hiểm yếu Hoa Lư đất Trường Châu (Ninh Bình hiện nay).
Thành Đại La với cương vị trung tâm quản lý, điều hành mọi sự ở Giao Châu được giao cho Đô hộ phủ Thái sư Lưu Cơ, người đồng hương và cũng là tên đứng đầu trong hàng quan được danh xưng trong buổi lễ lên ngôi Hoàng đế của Đinh Tiên Hoàng.
Vai trò của Lưu Cơ vì thế có thể sánh ngang hàng Phó Vương, giúp Đinh Tiên Hoàng cai quản phần đất trọng yếu và nhiều tiềm năng kinh tế nhất của đất nước đương thời, đó là toàn bộ miền Bắc nước ta từ Ninh Bình trở lên.
Cuộc đời và sự nghiệp Lưu Cơ
Theo thần tích và ghi chép trong sử sách thì Lưu Cơ người Ái Châu (vùng đất có lúc bao gồm cả khu vực Thanh Hóa và Ninh Bình hiện nay), quê ở Bồ Bát, Bạch Liên, Yên Mô tức thuộc đất Ninh Bình. Ông là đồng hương gần với Đinh Bộ Lĩnh, Nguyễn Bặc, Lê Hoàn.
Thiếu thời, Lưu Cơ theo học Tri Hối tiên sinh ở Gia Viễn. Sau khi cha mẹ mất, ngoài 20 tuổi, ông theo Đinh Bộ Lĩnh đánh giặc, trực tiếp dẹp sứ quân Lý Khuê ở Siêu Loại.
Trong buổi thiết triều xưng danh quan tước đầu tiên của triều đình nhà Đinh, theo "Việt sử lược", ông đứng tên đầu và được trao chức Thái sư Đô hộ phủ, cai quản toàn bộ Giao Châu, đóng đại bản doanh ở Phủ Đô hộ cũ, tức thành Đại La. Khi đó ông chừng 30 tuổi.
Lưu Cơ làm quan đến gần 70 tuổi thì cáo lão về hưu trí ở quê nhà, ba năm sau thì mất, thọ 73 tuổi.
Hiện, đền thờ ông còn ở làng Đại Từ, xã Đại Đồng, tỉnh Hưng Yên (đất Siêu Loại cũ). Tương truyền, đây là nơi ông đóng quân dẹp loạn sứ quân Lý Khuê năm xưa.
Theo giới chuyên môn thì Lưu Cơ là người đầu tiên biến tòa thành Đại La thuộc địa hướng bắc trở thành một tòa thành hướng nam độc lập tự chủ. Vì khi đó, Hoàng Đế Đại Việt ở Hoa Lư, tức ở về phía nam tòa thành Đại La. Điều này đồng nghĩa với việc mọi hướng nhìn của cổng thành và dinh thự đời các Tiết độ sứ cũ phải được sửa đổi.
Ðây chính là lý giải hợp lý nhất cho sự phong phú di tích kiến trúc Hoa Lư tại các cuộc khai quật Hoàng Thành Thăng Long gần đây.
Vai trò của Lưu Cơ trong sự kiện 1000 năm Thăng Long
Theo ghi chép của thần phả, thần tích thì có lẽ Lưu Cơ trông coi tòa thành này cho đến khi cáo quan về hưu.
Như vậy, chẳng những Lưu Cơ là người đã cai quản và tu sửa thành Đại La của An Nam Đô hộ Phủ nhà Đường trở nên một tòa thành Đại Việt, mà ông còn là người chuẩn bị mọi điều kiện cơ sở hạ tầng cho cuộc dời đô của Lý Công Uẩn. Điều này giải thích tại sao chỉ trong một thời gian rất ngắn, triều đình nhà Lý đã có thể di chuyển từ Hoa Lư ra Thăng Long.
Và, chính Lưu Cơ là người đã trao chìa khóa và “sổ đỏ” tòa La thành Đại Việt cho Lý Công Uẩn sau hơn 40 năm trông coi, tu tạo tòa thành này.
Với ý nghĩa đó, kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, chúng ta không thể quên vị Thái sư người Ái châu đáng kính này./.
Tiến sĩ Nguyễn Việt-Nguyễn Mạnh (Vietnam+)