Sau khi những đám tro bụi núi lửa Iceland tạm lắng xuống, một cuộc tranh cãi bắt đầu nổ ra xung quanh việc ai sẽ là người phải gánh chịu những chi phí và thiệt hại phát sinh do các sân bay châu Âu phải đóng cửa trong gần một tuần.
Hành khách - những người phải trả tiền cho những ngày "ăn chực nằm chờ" ở các sân bay - yêu cầu hãng hàng không phải thanh toán các chi phí phát sinh.
Các doanh nghiệp muốn nhận tiền bảo hiểm cho những thiệt hại phát sinh từ việc sân bay bị đóng cửa. Các hãng hàng không thì muốn chính phủ đền bù, còn chính phủ thì "chỉ" sang Liên minh châu Âu (EU).
Các nhà kinh tế ước tính mỗi ngày kinh tế Anh bị thiệt hại 100 triệu bảng, 3/4 trong đó là thiệt hại của các doanh nghiệp, đặc biệt là các hãng hàng không. Phần còn lại là thiệt hại liên quan đến công việc của những hành khách bị mắc kẹt tại các sân bay, như giáo viên mất giờ giảng, bác sỹ không đến được bệnh viện, các cuộc họp bị hủy...
Thiệt hại chung cho nền kinh tế có thể còn là lạm phát do hàng hóa khan hiếm trong khoảng thời gian đường vận chuyển bị ảnh hưởng.
Mỗi ngày Anh nhập khẩu khoảng 2 tỷ bảng và xuất khẩu 1,4 tỷ bảng hàng hóa qua đường hàng không. Các mặt hàng vận chuyển bằng máy bay thường có giá trị cao và đòi hỏi phải xử lý ngay, như thực phẩm tươi sống hoặc hàng hóa cần gấp cho ngành công nghiệp. Chẳng hạn, dây chuyền sản xuất của hãng ôtô BMW ở Đức hay của hãng Nissan ở Nhật Bản đã phải đóng cửa tạm thời do thiếu linh kiện.
Bản thân Chính phủ Anh cũng thiệt hại khoảng 30 triệu bảng do thất thu thuế. Trung bình chính phủ thu được 11 bảng từ mỗi hành khách bay các tuyến ở Anh và châu Âu, và 55 bảng đối với các tuyến đường dài.
Tuy nhiên, bị tác động nặng nề nhất vẫn là các công ty hàng không. Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), Giovanni Bisignani, ước tính lệnh cấm bay đối với 313 sân bay, khiến khoảng 95.000 chuyến bay bị hủy, 7 triệu hành khách bị kẹt lại và các hãng hàng không thiệt hại doanh thu ít nhất 200 triệu USD/ngày, và tổng thiệt hại trong 6 ngày đóng cửa không phận châu Âu vừa qua lên tới 1,7 tỷ USD.
Hơn nữa, cuộc khủng hoảng diễn ra đúng vào thời điểm ngành hàng không đang hồi phục sau cuộc suy thoái kinh tế. Năm ngoái, các công ty hàng không lỗ tổng cộng 9,4 tỷ USD. Con số này năm nay có thể là 2,8 tỷ USD, trong đó các công ty châu Âu lỗ 2,2 tỷ USD.
Hãng British Airways của Anh cho biết tổn thất cho mỗi ngày đóng cửa sân bay là 15-20 triệu bảng. Hãng hàng không giá rẻ EasyJet ước tính tổng thiệt hại 50 triệu bảng/ngày.
Mặc dù không phải chịu phí bến bãi trong những ngày này, song các hãng hàng không vẫn phải thanh toán các chi phí cố định như lương, và các khoản đột xuất về ăn ở cho hành khách bị mắc kẹt.
Tập đoàn du lịch TUI thông báo họ bị thiệt hại 6 triệu bảng/ngày, tập đoàn du lịch Thomas Cook thiệt hại 7 triệu bảng ngày.
Hãng hàng không giá rẻ Ryanair lớn nhất châu Âu ban đầu tuyên bố chỉ đền bù cho khách hàng bằng đúng tiền vé. Tuy nhiên, sau khi bị phản ứng quá dữ dội, Ryanair đành phải chấp nhận đền bù cả các chi phí ăn ở cho hành khách, nhưng quay sang trách cứ quy định của EU.
Tổng Giám đốc Michael O'Leary cho rằng việc các hãng hàng không phải đền bù chi phí phát sinh của hành khách bị hủy chuyến, trị giá hàng nghìn USD, trong khi giá vé chỉ vài chục USD, là "kỳ cục và mang tính phân biệt."
Trong khi đó, theo quy định, các công ty vận tải đường bộ và đường sông chỉ phải hoàn lại tiền vé cho hành khách bị hủy chuyến. Ông O’Leary nói: "Chúng tôi sẽ tiếp tục thuyết phục EU và nghị viện châu Âu thay đổi quy định này và áp dụng mức trần hợp lý đối với các yêu cầu bồi thường thiệt hại."
Do phải thanh toán các khoản tiền phát sinh cho hành khách bị hủy chuyến như tiền khách sạn, ăn uống, điện thoại... các hãng hàng không đang tìm cách gỡ lại. Họ đổ lỗi do chính phủ áp đặt lệnh cấm bay và ủng hộ quy định bồi thường của EU, nên chính phủ phải bỏ tiền ra bồi thường.
Tổng Giám đốc BA nói: "Các công ty hàng không châu Âu đã đề nghị EU và chính phủ của họ đền bù tài chính. Trước đây đã từng có tiền lệ này sau khi không phận của Mỹ bị đóng cửa trong vụ khủng bố 11/9/2001, và rõ ràng là vụ núi lửa ở Iceland đáng để xem xét hơn."
Ủng hộ ngành hàng không, ông Bisignani cho rằng EU cần phải làm điều gì đó để giảm bớt gánh nặng cho các công ty do núi lửa là yếu tố thiên tai. Các hãng bảo hiểm cũng thường vin vào cớ này để không phải bồi thường.
Theo ông, cuộc khủng hoảng do núi lửa không phải do ngành hàng không vận hành kém mà do một nguyên nhân nằm ngoài tầm kiểm soát. Các chính phủ phải chịu một phần trách nhiệm bởi họ đóng cửa sân bay mà không có đánh giá rủi ro.
Cuộc tranh cãi về tiền nong không chỉ diễn ra đối với hành khách bị mắc kẹt mà cả những hành khách... không bị mắc kẹt. Trong mấy ngày qua, khi các chuyến bay đã được nối lại, nhiều hành khách tức giận với các hãng hàng không trước việc giá vé tăng quá cao.
Một số người nói rằng các hãng đã "đục nước béo cò" bằng cách tăng giá vé lên mức giá cao nhất tại các sân bay nơi có nhiều các hành khách bị mắc kẹt. Tuy nhiên, các hãng trả lời rằng họ buộc phải làm vậy nhằm giảm bớt số hành khách không thực sự có nhu cầu đi lại bằng máy bay trong những ngày này./.
Hành khách - những người phải trả tiền cho những ngày "ăn chực nằm chờ" ở các sân bay - yêu cầu hãng hàng không phải thanh toán các chi phí phát sinh.
Các doanh nghiệp muốn nhận tiền bảo hiểm cho những thiệt hại phát sinh từ việc sân bay bị đóng cửa. Các hãng hàng không thì muốn chính phủ đền bù, còn chính phủ thì "chỉ" sang Liên minh châu Âu (EU).
Các nhà kinh tế ước tính mỗi ngày kinh tế Anh bị thiệt hại 100 triệu bảng, 3/4 trong đó là thiệt hại của các doanh nghiệp, đặc biệt là các hãng hàng không. Phần còn lại là thiệt hại liên quan đến công việc của những hành khách bị mắc kẹt tại các sân bay, như giáo viên mất giờ giảng, bác sỹ không đến được bệnh viện, các cuộc họp bị hủy...
Thiệt hại chung cho nền kinh tế có thể còn là lạm phát do hàng hóa khan hiếm trong khoảng thời gian đường vận chuyển bị ảnh hưởng.
Mỗi ngày Anh nhập khẩu khoảng 2 tỷ bảng và xuất khẩu 1,4 tỷ bảng hàng hóa qua đường hàng không. Các mặt hàng vận chuyển bằng máy bay thường có giá trị cao và đòi hỏi phải xử lý ngay, như thực phẩm tươi sống hoặc hàng hóa cần gấp cho ngành công nghiệp. Chẳng hạn, dây chuyền sản xuất của hãng ôtô BMW ở Đức hay của hãng Nissan ở Nhật Bản đã phải đóng cửa tạm thời do thiếu linh kiện.
Bản thân Chính phủ Anh cũng thiệt hại khoảng 30 triệu bảng do thất thu thuế. Trung bình chính phủ thu được 11 bảng từ mỗi hành khách bay các tuyến ở Anh và châu Âu, và 55 bảng đối với các tuyến đường dài.
Tuy nhiên, bị tác động nặng nề nhất vẫn là các công ty hàng không. Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), Giovanni Bisignani, ước tính lệnh cấm bay đối với 313 sân bay, khiến khoảng 95.000 chuyến bay bị hủy, 7 triệu hành khách bị kẹt lại và các hãng hàng không thiệt hại doanh thu ít nhất 200 triệu USD/ngày, và tổng thiệt hại trong 6 ngày đóng cửa không phận châu Âu vừa qua lên tới 1,7 tỷ USD.
Hơn nữa, cuộc khủng hoảng diễn ra đúng vào thời điểm ngành hàng không đang hồi phục sau cuộc suy thoái kinh tế. Năm ngoái, các công ty hàng không lỗ tổng cộng 9,4 tỷ USD. Con số này năm nay có thể là 2,8 tỷ USD, trong đó các công ty châu Âu lỗ 2,2 tỷ USD.
Hãng British Airways của Anh cho biết tổn thất cho mỗi ngày đóng cửa sân bay là 15-20 triệu bảng. Hãng hàng không giá rẻ EasyJet ước tính tổng thiệt hại 50 triệu bảng/ngày.
Mặc dù không phải chịu phí bến bãi trong những ngày này, song các hãng hàng không vẫn phải thanh toán các chi phí cố định như lương, và các khoản đột xuất về ăn ở cho hành khách bị mắc kẹt.
Tập đoàn du lịch TUI thông báo họ bị thiệt hại 6 triệu bảng/ngày, tập đoàn du lịch Thomas Cook thiệt hại 7 triệu bảng ngày.
Hãng hàng không giá rẻ Ryanair lớn nhất châu Âu ban đầu tuyên bố chỉ đền bù cho khách hàng bằng đúng tiền vé. Tuy nhiên, sau khi bị phản ứng quá dữ dội, Ryanair đành phải chấp nhận đền bù cả các chi phí ăn ở cho hành khách, nhưng quay sang trách cứ quy định của EU.
Tổng Giám đốc Michael O'Leary cho rằng việc các hãng hàng không phải đền bù chi phí phát sinh của hành khách bị hủy chuyến, trị giá hàng nghìn USD, trong khi giá vé chỉ vài chục USD, là "kỳ cục và mang tính phân biệt."
Trong khi đó, theo quy định, các công ty vận tải đường bộ và đường sông chỉ phải hoàn lại tiền vé cho hành khách bị hủy chuyến. Ông O’Leary nói: "Chúng tôi sẽ tiếp tục thuyết phục EU và nghị viện châu Âu thay đổi quy định này và áp dụng mức trần hợp lý đối với các yêu cầu bồi thường thiệt hại."
Do phải thanh toán các khoản tiền phát sinh cho hành khách bị hủy chuyến như tiền khách sạn, ăn uống, điện thoại... các hãng hàng không đang tìm cách gỡ lại. Họ đổ lỗi do chính phủ áp đặt lệnh cấm bay và ủng hộ quy định bồi thường của EU, nên chính phủ phải bỏ tiền ra bồi thường.
Tổng Giám đốc BA nói: "Các công ty hàng không châu Âu đã đề nghị EU và chính phủ của họ đền bù tài chính. Trước đây đã từng có tiền lệ này sau khi không phận của Mỹ bị đóng cửa trong vụ khủng bố 11/9/2001, và rõ ràng là vụ núi lửa ở Iceland đáng để xem xét hơn."
Ủng hộ ngành hàng không, ông Bisignani cho rằng EU cần phải làm điều gì đó để giảm bớt gánh nặng cho các công ty do núi lửa là yếu tố thiên tai. Các hãng bảo hiểm cũng thường vin vào cớ này để không phải bồi thường.
Theo ông, cuộc khủng hoảng do núi lửa không phải do ngành hàng không vận hành kém mà do một nguyên nhân nằm ngoài tầm kiểm soát. Các chính phủ phải chịu một phần trách nhiệm bởi họ đóng cửa sân bay mà không có đánh giá rủi ro.
Cuộc tranh cãi về tiền nong không chỉ diễn ra đối với hành khách bị mắc kẹt mà cả những hành khách... không bị mắc kẹt. Trong mấy ngày qua, khi các chuyến bay đã được nối lại, nhiều hành khách tức giận với các hãng hàng không trước việc giá vé tăng quá cao.
Một số người nói rằng các hãng đã "đục nước béo cò" bằng cách tăng giá vé lên mức giá cao nhất tại các sân bay nơi có nhiều các hành khách bị mắc kẹt. Tuy nhiên, các hãng trả lời rằng họ buộc phải làm vậy nhằm giảm bớt số hành khách không thực sự có nhu cầu đi lại bằng máy bay trong những ngày này./.
Vũ Hội (Vietnam+)