Phải nói ngay rằng “Ai là thủ phạm” không phải là kịch bản xuất sắc của Lưu Quang Vũ. Đây là một trong vài vở chủ yếu bắt nhịp với thời sự của những năm 80, khi đất nước đang ngổn ngang giữa cũ và mới. Đoàn kịch nói Nam Định chọn làm vở này, ngay từ đầu đã nhằm đến một mục đích: mượn chuyện ngày trước nói chuyện bây giờ. Nhưng chính sự lẫn lộn giữa trước và nay đã khiến cho các chi tiết trở nên chông chênh. Chuyện kịch vẫn còn những mâu thuẫn của ngày trước, với các khu tập thể hỗn độn, mất xe đạp, chăn con công... – nhưng khoản tiền nợ lại là... trăm triệu theo thời giá bây giờ.
Đạo diễn đã thể hiện sự đầu tư ở những cảnh đầu: sử dụng dàn phụ họa đeo mặt nạ tương tác với diễn viên; xếp những tấm ảnh mặt nhân vật thành dấu hỏi. Tuy nhiên, chỉ sau một vài cảnh, đã có thể nhận thấy, thật ra mọi đầu tư mới chỉ có thế. Dàn phụ họa mờ nhạt, chỉ đi qua mỗi khi chuyển cảnh mang một thông điệp mơ hồ thay vì tiếp tục tương tác với diễn viên. Những tấm ảnh được sử dụng quá ít - khiến cho chúng trở nên phí hoài. Vở mang một vẻ cũ kỹ và đơn điệu.
Diễn xuất của diễn viên chưa tới, nhưng điều quan trọng hơn: các vai không được chú ý để “đắp” thêm da thịt. Để lôi được nhân vật Vinh - từ một kẻ vừa ra trại cải tạo và bị mất niềm tin cùng hy vọng - quay trở lại với cuộc đời tươi sáng, cần có những nhân vật thực sự tốt, thực sự thuyết phục. Nhưng cả hai nhân vật: Nhân (mẹ kế) và Diệp (người yêu) đều mỏng, không hề thể hiện được cái Tốt tới mức có ý nghĩa cứu chuộc. Nói đơn giản, họ không có một hành động hay lời nói nào gây được xúc động thực sự trong khán giả. Chính điều đó khiến cho nhân vật trung tá công an trở nên một người tốt lạc lõng, và vở diễn trở thành ngợi ca một chiều.
Việc sử dụng một chiếc áo lót nữ để chọc cười không đạt hiệu quả như mong muốn, đã thế lại thành phản tác dụng. Dù vậy, có lẽ một vài đoạn gây cười là những cố gắng duy nhất tác động được đến khán giả. Hơi thở tinh thần của vở kịch chưa được truyền từ sân khấu xuống khán giả. Vở luôn có vẻ tuy đông người nhưng lại vắng - vắng những dấu ấn.
Nói chung, cảm giác nhạt nhòa khiến tôi nghĩ vở chỉ dừng lại ở mức chông chênh giữa 7 và 7,5 trên thang điểm 10. Dường như việc cố bám vào một dấu hỏi ở trung tâm sân khấu đã khiến cho những người làm vở trở nên quẩn quanh, không bứt phá ra được mà chỉ dừng lại ở tìm tòi đầu tiên. Tại sao họ không đi tiếp: thời gian? sức ì? khả năng sáng tạo? hay gì gì nữa?
Đó là dấu hỏi dành cho những người làm vở./.
Đạo diễn đã thể hiện sự đầu tư ở những cảnh đầu: sử dụng dàn phụ họa đeo mặt nạ tương tác với diễn viên; xếp những tấm ảnh mặt nhân vật thành dấu hỏi. Tuy nhiên, chỉ sau một vài cảnh, đã có thể nhận thấy, thật ra mọi đầu tư mới chỉ có thế. Dàn phụ họa mờ nhạt, chỉ đi qua mỗi khi chuyển cảnh mang một thông điệp mơ hồ thay vì tiếp tục tương tác với diễn viên. Những tấm ảnh được sử dụng quá ít - khiến cho chúng trở nên phí hoài. Vở mang một vẻ cũ kỹ và đơn điệu.
Diễn xuất của diễn viên chưa tới, nhưng điều quan trọng hơn: các vai không được chú ý để “đắp” thêm da thịt. Để lôi được nhân vật Vinh - từ một kẻ vừa ra trại cải tạo và bị mất niềm tin cùng hy vọng - quay trở lại với cuộc đời tươi sáng, cần có những nhân vật thực sự tốt, thực sự thuyết phục. Nhưng cả hai nhân vật: Nhân (mẹ kế) và Diệp (người yêu) đều mỏng, không hề thể hiện được cái Tốt tới mức có ý nghĩa cứu chuộc. Nói đơn giản, họ không có một hành động hay lời nói nào gây được xúc động thực sự trong khán giả. Chính điều đó khiến cho nhân vật trung tá công an trở nên một người tốt lạc lõng, và vở diễn trở thành ngợi ca một chiều.
Việc sử dụng một chiếc áo lót nữ để chọc cười không đạt hiệu quả như mong muốn, đã thế lại thành phản tác dụng. Dù vậy, có lẽ một vài đoạn gây cười là những cố gắng duy nhất tác động được đến khán giả. Hơi thở tinh thần của vở kịch chưa được truyền từ sân khấu xuống khán giả. Vở luôn có vẻ tuy đông người nhưng lại vắng - vắng những dấu ấn.
Nói chung, cảm giác nhạt nhòa khiến tôi nghĩ vở chỉ dừng lại ở mức chông chênh giữa 7 và 7,5 trên thang điểm 10. Dường như việc cố bám vào một dấu hỏi ở trung tâm sân khấu đã khiến cho những người làm vở trở nên quẩn quanh, không bứt phá ra được mà chỉ dừng lại ở tìm tòi đầu tiên. Tại sao họ không đi tiếp: thời gian? sức ì? khả năng sáng tạo? hay gì gì nữa?
Đó là dấu hỏi dành cho những người làm vở./.
Lưu Sơn Minh (Vietnam+)