Ngày 26/12, Chính phủ Ai Cập đã đề nghị Quốc hội dành ưu tiên hoạt động lập pháp cho vấn đề tổ chức bầu cử quốc hội, kiểm soát phương tiện thông tin đại chúng và chống tham nhũng.
Đề nghị trên được đưa ra trong phiên họp đầu tiên của Thượng viện Ai Cập, cơ quan tạm thời nắm quyền lập pháp theo quy định của bản hiến pháp mới cho đến khi cuộc bầu cử quốc hội mới được tổ chức trong vòng hai tháng nữa.
[Tổng thống Ai Cập đã ký ban hành Hiến pháp mới]
Phát biểu trước Thượng viện, Bộ trưởng Nội các phụ trách các vấn đề quốc hội Ai Cập, Mohammed Mahsoub cho biết chính phủ sẽ chuẩn bị những dự luật mới để quốc hội thảo luận, trong đó có luật bầu cử quốc hội sắp tới, luật chống tham nhũng và các luật về triển khai thu hồi tiền thất thoát của những quan chức tham nhũng dưới thời Tổng thống bị lật đổ Hosni Mubarack.
Chính phủ cũng muốn soạn thảo những dự luật liên quan tới mức lương tối đa và tối thiểu, mở rộng phạm vi bảo hiểm xã hội, chỉnh đốn các phương tiện thông tin đại chúng, xây dựng đạo luật về tự do thông tin đầu tiên của Ai Cập...
Ông Mahsoub cũng kêu gọi phe đối lập ủng hộ tiến trình hòa giải dân tộc và tham gia vào các cơ quan nhà nước.
Cùng ngày, trong bài phát biểu mới nhất trên truyền hình, Tổng thống Mohamed Morsi cho biết ông đang thảo luận với Thủ tướng Hesham Qandil về kế hoạch cải tổ nội các và cam kết sẽ đề nghị phe đối lập đối thoại.
Ông Morsi khẳng định "sẽ triển khai các dự án mới để thúc đẩy kinh tế Ai Cập" và "sẽ tiến hành mọi điều chỉnh cần thiết để thực hiện nhiệm vụ này."
Ông thừa nhận kinh tế Ai Cập đang phải đối mặt với những thách thức to lớn nhưng cho rằng đồng thời vẫn có cơ hội lớn để tăng trưởng.
Trong khi đó, phe đối lập Ai Cập tuyên bố sẽ không thay đổi lập trường. Mặt trận cứu quốc (NSF) cho đến nay vẫn tẩy chay đàm phán, chỉ trích đề nghị đàm phán của chính phủ là "không chân thực và lố bịch."
Người phát ngôn phe đối lập Abdel Ghandi khẳng định họ sẽ vẫn theo đuổi chính sách phản đối hòa bình đối với chính phủ của ông Morsi.
Phe đối lập đã kêu gọi những người ủng hộ biểu tình phản đối hiến pháp mới vào ngày 25/1/2013, kỷ niệm hai năm ngày bùng phát Cuộc cách mạng Mùa xuân Arập tại Ai Cập.
Theo nhận định của giới quan sát, cuộc khủng hoảng chính trị tiếp tục đè nặng lên các hoạt động kinh tế Ai Cập, vốn chưa thể phục hồi kể từ sau làn sóng lật đổ cựu Tổng thống Hosni Mubarak.
Người dân đang đổ xô đi mua USD sau khi Ai Cập bị hãng xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor's (S&P) hạ mức tín nhiệm dài hạn từ "B" xuống "B-."
Trước tình hình này, chính phủ đã áp đặt các biện pháp kiểm soát tiền tệ để ngăn chặn tình trạng tháo vốn khỏi thị trường Ai Cập.
Dự trữ ngoại tệ giảm hơn một nửa từ mức 36 tỷ USD trước thời điểm diễn ra cuộc lật đổ ông Mubarắc xuống còn 15 tỷ USD. Nợ công, tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát tiếp tục ở mức cao.
Ai Cập hiện bị liệt vào diện là một trong những nước nghèo nhất khu vực Arập với 40% trên tổng số 83 triệu dân có mức thu nhập dưới 2 USD/ngày.
Chính phủ hiện đang thuyết phục các nhà lãnh đạo kinh doanh, công đoàn và nhiều tổ chức khác về sự cần thiết của việc tăng thuế để giải quyết khủng hoảng.
Theo Bộ trưởng Kế hoạch Ashraf al-Araby, chính phủ sẽ không tăng thuế cho đến khi hoàn tất thương lượng với tất cả các nhóm khác nhau trong xã hội.
Theo kế hoạch, việc áp dụng các biện pháp thắt lưng buộc bụng sẽ giúp Ai Cập nhận được khoản vay 4,8 tỷ USD từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế./.
Đề nghị trên được đưa ra trong phiên họp đầu tiên của Thượng viện Ai Cập, cơ quan tạm thời nắm quyền lập pháp theo quy định của bản hiến pháp mới cho đến khi cuộc bầu cử quốc hội mới được tổ chức trong vòng hai tháng nữa.
[Tổng thống Ai Cập đã ký ban hành Hiến pháp mới]
Phát biểu trước Thượng viện, Bộ trưởng Nội các phụ trách các vấn đề quốc hội Ai Cập, Mohammed Mahsoub cho biết chính phủ sẽ chuẩn bị những dự luật mới để quốc hội thảo luận, trong đó có luật bầu cử quốc hội sắp tới, luật chống tham nhũng và các luật về triển khai thu hồi tiền thất thoát của những quan chức tham nhũng dưới thời Tổng thống bị lật đổ Hosni Mubarack.
Chính phủ cũng muốn soạn thảo những dự luật liên quan tới mức lương tối đa và tối thiểu, mở rộng phạm vi bảo hiểm xã hội, chỉnh đốn các phương tiện thông tin đại chúng, xây dựng đạo luật về tự do thông tin đầu tiên của Ai Cập...
Ông Mahsoub cũng kêu gọi phe đối lập ủng hộ tiến trình hòa giải dân tộc và tham gia vào các cơ quan nhà nước.
Cùng ngày, trong bài phát biểu mới nhất trên truyền hình, Tổng thống Mohamed Morsi cho biết ông đang thảo luận với Thủ tướng Hesham Qandil về kế hoạch cải tổ nội các và cam kết sẽ đề nghị phe đối lập đối thoại.
Ông Morsi khẳng định "sẽ triển khai các dự án mới để thúc đẩy kinh tế Ai Cập" và "sẽ tiến hành mọi điều chỉnh cần thiết để thực hiện nhiệm vụ này."
Ông thừa nhận kinh tế Ai Cập đang phải đối mặt với những thách thức to lớn nhưng cho rằng đồng thời vẫn có cơ hội lớn để tăng trưởng.
Trong khi đó, phe đối lập Ai Cập tuyên bố sẽ không thay đổi lập trường. Mặt trận cứu quốc (NSF) cho đến nay vẫn tẩy chay đàm phán, chỉ trích đề nghị đàm phán của chính phủ là "không chân thực và lố bịch."
Người phát ngôn phe đối lập Abdel Ghandi khẳng định họ sẽ vẫn theo đuổi chính sách phản đối hòa bình đối với chính phủ của ông Morsi.
Phe đối lập đã kêu gọi những người ủng hộ biểu tình phản đối hiến pháp mới vào ngày 25/1/2013, kỷ niệm hai năm ngày bùng phát Cuộc cách mạng Mùa xuân Arập tại Ai Cập.
Theo nhận định của giới quan sát, cuộc khủng hoảng chính trị tiếp tục đè nặng lên các hoạt động kinh tế Ai Cập, vốn chưa thể phục hồi kể từ sau làn sóng lật đổ cựu Tổng thống Hosni Mubarak.
Người dân đang đổ xô đi mua USD sau khi Ai Cập bị hãng xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor's (S&P) hạ mức tín nhiệm dài hạn từ "B" xuống "B-."
Trước tình hình này, chính phủ đã áp đặt các biện pháp kiểm soát tiền tệ để ngăn chặn tình trạng tháo vốn khỏi thị trường Ai Cập.
Dự trữ ngoại tệ giảm hơn một nửa từ mức 36 tỷ USD trước thời điểm diễn ra cuộc lật đổ ông Mubarắc xuống còn 15 tỷ USD. Nợ công, tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát tiếp tục ở mức cao.
Ai Cập hiện bị liệt vào diện là một trong những nước nghèo nhất khu vực Arập với 40% trên tổng số 83 triệu dân có mức thu nhập dưới 2 USD/ngày.
Chính phủ hiện đang thuyết phục các nhà lãnh đạo kinh doanh, công đoàn và nhiều tổ chức khác về sự cần thiết của việc tăng thuế để giải quyết khủng hoảng.
Theo Bộ trưởng Kế hoạch Ashraf al-Araby, chính phủ sẽ không tăng thuế cho đến khi hoàn tất thương lượng với tất cả các nhóm khác nhau trong xã hội.
Theo kế hoạch, việc áp dụng các biện pháp thắt lưng buộc bụng sẽ giúp Ai Cập nhận được khoản vay 4,8 tỷ USD từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế./.
(TTXVN)