Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi ngày 4/2 đã kêu gọi tổ chức vòng đối thoại dân tộc mới vào tuần tới, với sự tham gia của tất cả các lực lượng chính trị trong nước.
Trong thông báo đăng trên trang mạng Facebook chính thức, Phủ Tổng thống cho biết ông Morsi sẽ tham dự vòng đối thoại dân tộc mới sau khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) tại Ai Cập vào cuối tuần này.
Chương trình nghị sự của vòng đối thoại này sẽ được mở rộng nhằm giải quyết bất cứ vấn đề quốc gia nào mà các lực lượng chính trị cho là cần thiết, đồng thời nhấn mạnh không có giải pháp nào khác để đảm bảo dân chủ và giảm bớt sự chia rẽ ngoài đối thoại dân tộc.
Phát biểu tại một cuộc họp báo chiều cùng ngày, Thủ tướng Hisham Qandil đã kêu gọi toàn thể người dân Ai Cập chấm dứt biểu tình và bắt tay xây dựng đất nước trong bối cảnh đang có nhiều vấn đề kinh tế cấp bách cần được giải quyết. Ông Qandil cũng hối thúc tất cả các lực lượng chính trị Ai Cập bỏ qua mọi bất đồng về hệ tư tưởng, cùng nhau hợp tác vì lợi ích quốc gia.
Trước đó, vào ngày 30/1, ông Mohamed ElBaradei, Chủ tịch Đảng Hiến pháp đồng thời là một trong những lãnh đạo của Mặt trận Cứu quốc (NSF) - liên minh đối lập chính tại Ai Cập, đã bất ngờ đề xuất đối thoại với Tổng thống Morsi và các lực lượng chính trị khác. Tiếp đó, ngày 31/1, các đảng phái đối địch ở Ai Cập đã ký một thỏa thuận 10 điểm nhằm lên án bạo lực dưới mọi hình thức và cam kết tiến hành một cuộc đối thoại nghiêm túc nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng hiện nay.
Trong khi đó, người biểu tình tiếp tục đụng độ với lực lượng an ninh xung quanh khu vực Phủ Tổng thống tại quận Heliopolis ở thủ đô Cairo. Đụng độ cũng nổ ra khi người biểu tình tổ chức tuần hành, mang theo thi thể hai nhà hoạt động bị thiệt mạng trong các cuộc đụng độ vào cuối tuần qua trước cửa Phủ Tổng thống. Người biểu tình đã dùng gạch đá tấn công vào lực lượng bảo vệ Đại sứ quán Anh nằm gần Quảng trường Tahrir. Cảnh sát đã buộc phải bắn đạn hơi cay để giải tán đám đông quá khích.
Tối 4/2, tại tỉnh Gharbiya, người biểu tình còn đụng độ với cảnh sát bằng gạch đá và bom xăng, sau đó xông vào tấn công sở cảnh sát và một đồn cảnh sát địa phương.
Cùng ngày 4/2, NSF thông báo sẽ tổ chức một cuộc biểu tình lớn vào ngày 8/2 tại tất cả các quảng trường trên toàn quốc, đồng thời kêu gọi tiếp tục biểu tình cho đến khi các yêu cầu của liên minh đối lập này được đáp ứng, trong đó có việc thành lập chính phủ cứu quốc, sa thải Tổng công tố và sửa đổi các điều khoản gây tranh cãi trong Hiến pháp.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 4/2, Bộ trưởng Văn hóa nước này Saber Arab đã đệ đơn xin từ chức lên Thủ tướng Qandil, nhưng không được chấp nhận. Người phát ngôn Chính phủ Ai Cập Alaa El-Hadidi đã xác nhận đơn từ chức này, song không cho biết lý do. Tuy nhiên, Hãng thông tấn MENA cho rằng ông Aráp quyết định ra đi là để phản đối cách đối xử của cảnh sát với người biểu tình bên ngoài Phủ Tổng thống hôm 1/2.
Cũng liên quan đến các vụ đụng độ nói trên, Bộ trưởng Nội vụ Ai Cập Mohamed Ibrahim đã bày tỏ "rất lấy làm tiếc" về hành động mạnh tay của cảnh sát chống lại người biểu tình trong vụ bạo lực trên, và khẳng định đang điều tra làm rõ. Về phần mình, Phủ Tổng thống ra tuyên bố cho biết một số lực lượng chính trị phải chịu trách nhiệm về các vụ đụng độ này./.
Trong thông báo đăng trên trang mạng Facebook chính thức, Phủ Tổng thống cho biết ông Morsi sẽ tham dự vòng đối thoại dân tộc mới sau khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) tại Ai Cập vào cuối tuần này.
Chương trình nghị sự của vòng đối thoại này sẽ được mở rộng nhằm giải quyết bất cứ vấn đề quốc gia nào mà các lực lượng chính trị cho là cần thiết, đồng thời nhấn mạnh không có giải pháp nào khác để đảm bảo dân chủ và giảm bớt sự chia rẽ ngoài đối thoại dân tộc.
Phát biểu tại một cuộc họp báo chiều cùng ngày, Thủ tướng Hisham Qandil đã kêu gọi toàn thể người dân Ai Cập chấm dứt biểu tình và bắt tay xây dựng đất nước trong bối cảnh đang có nhiều vấn đề kinh tế cấp bách cần được giải quyết. Ông Qandil cũng hối thúc tất cả các lực lượng chính trị Ai Cập bỏ qua mọi bất đồng về hệ tư tưởng, cùng nhau hợp tác vì lợi ích quốc gia.
Trước đó, vào ngày 30/1, ông Mohamed ElBaradei, Chủ tịch Đảng Hiến pháp đồng thời là một trong những lãnh đạo của Mặt trận Cứu quốc (NSF) - liên minh đối lập chính tại Ai Cập, đã bất ngờ đề xuất đối thoại với Tổng thống Morsi và các lực lượng chính trị khác. Tiếp đó, ngày 31/1, các đảng phái đối địch ở Ai Cập đã ký một thỏa thuận 10 điểm nhằm lên án bạo lực dưới mọi hình thức và cam kết tiến hành một cuộc đối thoại nghiêm túc nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng hiện nay.
Trong khi đó, người biểu tình tiếp tục đụng độ với lực lượng an ninh xung quanh khu vực Phủ Tổng thống tại quận Heliopolis ở thủ đô Cairo. Đụng độ cũng nổ ra khi người biểu tình tổ chức tuần hành, mang theo thi thể hai nhà hoạt động bị thiệt mạng trong các cuộc đụng độ vào cuối tuần qua trước cửa Phủ Tổng thống. Người biểu tình đã dùng gạch đá tấn công vào lực lượng bảo vệ Đại sứ quán Anh nằm gần Quảng trường Tahrir. Cảnh sát đã buộc phải bắn đạn hơi cay để giải tán đám đông quá khích.
Tối 4/2, tại tỉnh Gharbiya, người biểu tình còn đụng độ với cảnh sát bằng gạch đá và bom xăng, sau đó xông vào tấn công sở cảnh sát và một đồn cảnh sát địa phương.
Cùng ngày 4/2, NSF thông báo sẽ tổ chức một cuộc biểu tình lớn vào ngày 8/2 tại tất cả các quảng trường trên toàn quốc, đồng thời kêu gọi tiếp tục biểu tình cho đến khi các yêu cầu của liên minh đối lập này được đáp ứng, trong đó có việc thành lập chính phủ cứu quốc, sa thải Tổng công tố và sửa đổi các điều khoản gây tranh cãi trong Hiến pháp.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 4/2, Bộ trưởng Văn hóa nước này Saber Arab đã đệ đơn xin từ chức lên Thủ tướng Qandil, nhưng không được chấp nhận. Người phát ngôn Chính phủ Ai Cập Alaa El-Hadidi đã xác nhận đơn từ chức này, song không cho biết lý do. Tuy nhiên, Hãng thông tấn MENA cho rằng ông Aráp quyết định ra đi là để phản đối cách đối xử của cảnh sát với người biểu tình bên ngoài Phủ Tổng thống hôm 1/2.
Cũng liên quan đến các vụ đụng độ nói trên, Bộ trưởng Nội vụ Ai Cập Mohamed Ibrahim đã bày tỏ "rất lấy làm tiếc" về hành động mạnh tay của cảnh sát chống lại người biểu tình trong vụ bạo lực trên, và khẳng định đang điều tra làm rõ. Về phần mình, Phủ Tổng thống ra tuyên bố cho biết một số lực lượng chính trị phải chịu trách nhiệm về các vụ đụng độ này./.
(TTXVN)