Ngày 23/7, tổ chức Anh em Hồi giáo (MB) - lực lượng xuất thân của Tổng thống bị lật đổ Mohamed Morsi - cho biết sẽ không tham gia các cuộc đối thoại hòa giải dân tộc sắp tới theo lời kêu gọi của Tổng thống lâm thời Adly Mansour.
Người phát ngôn của MB Ahmed Aref cho rằng các cuộc đối thoại này "vô nghĩa" do chính quyền lâm thời hiện nay đã được dựng lên một cách bất hợp pháp. Cũng theo ông Aref, tất cả các thành viên của "Liên minh Dân tộc Ủng hộ Tính hợp pháp" - lực lượng vừa được thành lập do MB đứng đầu và quy tụ nhiều đảng phái, phong trào Hồi giáo ủng hộ ông Mohamed Morsi - cũng bác bỏ lời kêu gọi hòa giải dân tộc vì họ không thừa nhận chính phủ hiện nay.
Trước đó cùng ngày, trong bài phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Mansour đã một lần nữa kêu gọi tất cả các lực lượng chính trị Ai Cập tham gia đối thoại hòa giải dân tộc trong giai đoạn chuyển tiếp. Báo chí địa phương cho biết nhiều lực lượng chính trị như Mặt trận Cứu quốc - liên minh tự do và cánh tả lớn nhất tại Ai Cập, Đảng Wafd và Đảng Dân chủ Xã hội Ai Cập sẽ tham dự các cuộc đối thoại này.
Trong một diễn biến liên quan, Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Catherine Ashton cho rằng thách thức lớn nhất mà Ai Cập đang phải đối mặt là sự cần thiết duy trì thỏa thuận đình chiến giữa các phe phái chính trị.
Bà Ashton nhấn mạnh rằng Ai Cập sẽ phải tiến hành 5 bước để khôi phục ổn định, bao gồm thúc đẩy một tiến trình chính trị toàn diện nhằm thu hút sự tham gia tích cực của người dân vào tương lai của đất nước, soạn thảo một bản Hiến pháp cân bằng bảo vệ các quyền của người dân và thiết lập chính quyền dân sự, chấm dứt bạo lực thông qua đối thoại hòa giải dân tộc, ngừng các vụ bắt bớ tùy tiện, tổ chức các cuộc bầu cử tự do và công bằng trong vòng vài tháng tới.
[Tổng thống lâm thời Ai Cập kêu gọi cùng hòa giải]
Cũng trong ngày 23/7, Tổng Công tố Hisham Barakat đã ra lệnh bắt giam hai tuần đối với 22 người ủng hộ ông Morsi bị nghi ngờ đã kích động các cuộc tấn công ngày 22/7 chống lại những người biểu tình phản đối nhà lãnh đạo này đang tập trung tại Quảng trường Tahrir. Theo hãng thông tấn chính thức MENA của Ai Cập, những người này cũng đối mặt với cáo buộc âm mưu giết người và sở hữu vũ khí bất hợp pháp.
Theo thống kê cập nhật của Bộ Y tế Ai Cập, các cuộc đụng độ bạo lực bằng súng và gạch đá diễn ra vào sáng 23/7 trước cửa Đại học Cairo ở tỉnh Giza giữa những người ủng hộ và phản đối ông Mohamed Morsi đã khiến 12 người thiệt mạng và 86 người bị thương. MB cho rằng đây là vụ tấn công của những kẻ côn đồ được "cảnh sát hỗ trợ" nhằm vào những người biểu tình hòa bình.
Bộ Nội vụ đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc này và cho biết hàng trăm người ủng hộ ông Morsi đã đụng độ với người dân sở tại và những người bán hàng rong. Ít nhất 15 xe ô tô đậu gần khu vực xảy ra đụng độ và một đồn cảnh sát ở gần đó đã bị phóng hỏa.
Tối 23/7, một quả bom đã phát nổ tại một đồn cảnh sát tại thành phố Mansoura thuộc tỉnh Daqahliya ở khu vực đồng bằng châu thổ sông Nile (Nin) khiến 12 sỹ quan cảnh sát và lính nghĩa vụ bị thương.
Báo Al Ahram dẫn các nguồn tin an ninh cho biết vụ nổ cũng làm bị thương một số dân thường và làm hư hại nhiều xe cảnh sát. Ông Ahmed El-Muslimani, Cố vấn tổng thống, cho rằng vụ nổ này là một "cuộc tấn công khủng bố." Trong khi đó, hàng trăm người biểu tình đã tập trung tại thành phố kênh đào Suez đòi chính quyền trừng trị những kẻ đứng sau các vụ đụng độ bạo lực đường phố ngày 22/7 tại địa phương này khiến 127 người bị thương, trong đó có 35 người bị trúng đạn.
Trong vụ bạo lực mới nhất, rạng sáng 24/7, hai người biểu tình Hồi giáo đã bị thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương do bị tấn công khi tham gia một cuộc tuần hành từ quận Shubra tới Quảng trường Rabaa Al-Adawiya tại quận Nasr City ở phía Bắc Cairo - địa điểm tập trung của phe Hồi giáo kể từ ngày 3/7 vừa qua. Người phát ngôn MB Gehad El-Haddad đã ngay lập tức cáo buộc các "cảnh sát mặc đồng phục" xả súng vào người biểu tình phản đối cuộc "đảo chính quân sự."
Trong khi đó tại Jerusalem, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Moshe Ya'alon cho biết quân đội Ai Cập đã cho tăng cường lực lượng tại Bán đảo Sinai, giáp biên giới Israel, và dự kiến sẽ tiến hành một đợt tổng tấn công các nhóm vũ trang tại khu vực này.
Phát biểu trong chuyến thăm một đơn vị của Các lực lượng phòng vệ Israel (IDF), ông Ya'alon cho rằng an ninh tại Bán đảo Sinai xuống cấp trầm trọng và đã xảy ra giao tranh giữa các phần tử khủng bố Hồi giáo cực đoan và các lực lượng an ninh Ai Cập.
Chính phủ Israel đã chấp thuận yêu cầu của quân đội Ai Cập, theo đó cho phép nước này tăng cường lực lượng tới Sinai, bao gồm cả việc trang bị thêm các loại vũ khí hiện đại như xe bọc thép và súng máy. Ngoài ra, Tel Aviv cũng cho triển khai lực lượng dọc biên giới với Ai Cập, cũng như đưa hệ thống phòng không Vòm Sắt tại khu vực Eilat vào tình trạng sẵn sàng trước mọi trường hợp xấu có thể xảy ra./.
Người phát ngôn của MB Ahmed Aref cho rằng các cuộc đối thoại này "vô nghĩa" do chính quyền lâm thời hiện nay đã được dựng lên một cách bất hợp pháp. Cũng theo ông Aref, tất cả các thành viên của "Liên minh Dân tộc Ủng hộ Tính hợp pháp" - lực lượng vừa được thành lập do MB đứng đầu và quy tụ nhiều đảng phái, phong trào Hồi giáo ủng hộ ông Mohamed Morsi - cũng bác bỏ lời kêu gọi hòa giải dân tộc vì họ không thừa nhận chính phủ hiện nay.
Trước đó cùng ngày, trong bài phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Mansour đã một lần nữa kêu gọi tất cả các lực lượng chính trị Ai Cập tham gia đối thoại hòa giải dân tộc trong giai đoạn chuyển tiếp. Báo chí địa phương cho biết nhiều lực lượng chính trị như Mặt trận Cứu quốc - liên minh tự do và cánh tả lớn nhất tại Ai Cập, Đảng Wafd và Đảng Dân chủ Xã hội Ai Cập sẽ tham dự các cuộc đối thoại này.
Trong một diễn biến liên quan, Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Catherine Ashton cho rằng thách thức lớn nhất mà Ai Cập đang phải đối mặt là sự cần thiết duy trì thỏa thuận đình chiến giữa các phe phái chính trị.
Bà Ashton nhấn mạnh rằng Ai Cập sẽ phải tiến hành 5 bước để khôi phục ổn định, bao gồm thúc đẩy một tiến trình chính trị toàn diện nhằm thu hút sự tham gia tích cực của người dân vào tương lai của đất nước, soạn thảo một bản Hiến pháp cân bằng bảo vệ các quyền của người dân và thiết lập chính quyền dân sự, chấm dứt bạo lực thông qua đối thoại hòa giải dân tộc, ngừng các vụ bắt bớ tùy tiện, tổ chức các cuộc bầu cử tự do và công bằng trong vòng vài tháng tới.
[Tổng thống lâm thời Ai Cập kêu gọi cùng hòa giải]
Cũng trong ngày 23/7, Tổng Công tố Hisham Barakat đã ra lệnh bắt giam hai tuần đối với 22 người ủng hộ ông Morsi bị nghi ngờ đã kích động các cuộc tấn công ngày 22/7 chống lại những người biểu tình phản đối nhà lãnh đạo này đang tập trung tại Quảng trường Tahrir. Theo hãng thông tấn chính thức MENA của Ai Cập, những người này cũng đối mặt với cáo buộc âm mưu giết người và sở hữu vũ khí bất hợp pháp.
Theo thống kê cập nhật của Bộ Y tế Ai Cập, các cuộc đụng độ bạo lực bằng súng và gạch đá diễn ra vào sáng 23/7 trước cửa Đại học Cairo ở tỉnh Giza giữa những người ủng hộ và phản đối ông Mohamed Morsi đã khiến 12 người thiệt mạng và 86 người bị thương. MB cho rằng đây là vụ tấn công của những kẻ côn đồ được "cảnh sát hỗ trợ" nhằm vào những người biểu tình hòa bình.
Bộ Nội vụ đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc này và cho biết hàng trăm người ủng hộ ông Morsi đã đụng độ với người dân sở tại và những người bán hàng rong. Ít nhất 15 xe ô tô đậu gần khu vực xảy ra đụng độ và một đồn cảnh sát ở gần đó đã bị phóng hỏa.
Tối 23/7, một quả bom đã phát nổ tại một đồn cảnh sát tại thành phố Mansoura thuộc tỉnh Daqahliya ở khu vực đồng bằng châu thổ sông Nile (Nin) khiến 12 sỹ quan cảnh sát và lính nghĩa vụ bị thương.
Báo Al Ahram dẫn các nguồn tin an ninh cho biết vụ nổ cũng làm bị thương một số dân thường và làm hư hại nhiều xe cảnh sát. Ông Ahmed El-Muslimani, Cố vấn tổng thống, cho rằng vụ nổ này là một "cuộc tấn công khủng bố." Trong khi đó, hàng trăm người biểu tình đã tập trung tại thành phố kênh đào Suez đòi chính quyền trừng trị những kẻ đứng sau các vụ đụng độ bạo lực đường phố ngày 22/7 tại địa phương này khiến 127 người bị thương, trong đó có 35 người bị trúng đạn.
Trong vụ bạo lực mới nhất, rạng sáng 24/7, hai người biểu tình Hồi giáo đã bị thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương do bị tấn công khi tham gia một cuộc tuần hành từ quận Shubra tới Quảng trường Rabaa Al-Adawiya tại quận Nasr City ở phía Bắc Cairo - địa điểm tập trung của phe Hồi giáo kể từ ngày 3/7 vừa qua. Người phát ngôn MB Gehad El-Haddad đã ngay lập tức cáo buộc các "cảnh sát mặc đồng phục" xả súng vào người biểu tình phản đối cuộc "đảo chính quân sự."
Trong khi đó tại Jerusalem, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Moshe Ya'alon cho biết quân đội Ai Cập đã cho tăng cường lực lượng tại Bán đảo Sinai, giáp biên giới Israel, và dự kiến sẽ tiến hành một đợt tổng tấn công các nhóm vũ trang tại khu vực này.
Phát biểu trong chuyến thăm một đơn vị của Các lực lượng phòng vệ Israel (IDF), ông Ya'alon cho rằng an ninh tại Bán đảo Sinai xuống cấp trầm trọng và đã xảy ra giao tranh giữa các phần tử khủng bố Hồi giáo cực đoan và các lực lượng an ninh Ai Cập.
Chính phủ Israel đã chấp thuận yêu cầu của quân đội Ai Cập, theo đó cho phép nước này tăng cường lực lượng tới Sinai, bao gồm cả việc trang bị thêm các loại vũ khí hiện đại như xe bọc thép và súng máy. Ngoài ra, Tel Aviv cũng cho triển khai lực lượng dọc biên giới với Ai Cập, cũng như đưa hệ thống phòng không Vòm Sắt tại khu vực Eilat vào tình trạng sẵn sàng trước mọi trường hợp xấu có thể xảy ra./.
(TTXVN)