Bộ trưởng Cổ vật Ai Cập Zahi Hawass ngày 3/5 tuyên bố sẽ gửi một yêu cầu mới chính thức tới Đức để nhận lại bức tượng Nữ hoàng Nefertiti 3.300 năm tuổi mà phía Ai Cập đòi không thành công từ nhiều thập kỷ qua, vì cho rằng đã bị lấy đi bất hợp pháp từ đầu thế kỷ 20.
Phát biểu trước báo giới, ông Hawass tuyên bố, một yêu cầu chính thức sẽ được chuyển thông qua Bộ Ngoại giao Ai Cập, với những bằng chứng chỉ ra rằng bức tượng đã bị đưa ra khỏi Ai Cập một cách bất hợp pháp từ đầu thế kỷ 20.
Tại Berlin, người phát ngôn Bộ Văn hóa Đức Bernd Neumann tuyên bố, quan điểm của chính phủ Đức về vấn đề này là không thay đổi. Bức tượng Nữ hoàng Nefertiti sẽ vẫn tiếp tục ở lại Berlin.
Ngày 24/1, ông Hawass, lúc đó là Chủ tịch Hội dồng cổ vật tối cao Ai Cập cũng đã gửi yêu cầu Đức trả bức tượng trên, nhưng nhà chức trách Đức cho rằng đó không phải là một yêu cầu chính thức.
Năm 1912, Ludwig Borchardt, một nhà khảo cổ Đức phát hiện pho tượng bán thân bằng đá vôi của Nefertiti tại một xưởng nặn tượng cổ ở Tell el'Amarna, nằm cách thủ đô Cairo khoảng 240km về phía nam.
Nefertiti là một trong những bà hoàng nổi tiếng nhất trong lịch sử Ai Cập, phần vì bà là vợ Amenhotep IV, phần vì bà là mẹ vợ - và có thể là mẹ kế - của pharaoh lừng danh Tutankhamun, người đã để lại cho đời sau một kho tàng cổ vật vô giá. Theo các giả thuyết lịch sử, có thể Nefertiti đã trị vì Ai Cập trong một thời gian ngắn ngay sau cái chết của Amenhotep IV và trước khi Tutankhamun lên kế vị.
Từ thập niên 30 về sau, Ai Cập đã dùng mọi cách để đòi lại bức tượng Hoàng hậu Nefertiti. Ai Cập đã từng đưa ra yêu cầu được triển lãm bức tượng Hoàng hậu Nefertiti ở Ai Cập với Đức, nhưng Chính phủ Đức đã từ chối với lý do “bức tượng là vật dễ vỡ, không thể vận chuyển với lộ trình xa."
Ngoài bức tượng bán thân của Hoàng hậu Nefertiti đang được cất giữ ở Đức, vẫn còn tảng đá Rosetta đang được trưng bày trong một bảo tàng tại Anh.
Đến năm 2002, Bộ Văn hóa Ai Cập đã tăng cường thu hồi những cổ vật của Ai Cập đã bị đánh mất trước đây. Hiện nay Ai Cập đã thu hồi gần 5.000 cổ vật, nhưng vẫn còn một lượng lớn cổ vật quý giá “vẫn không cách nào thu hồi được”./.
Phát biểu trước báo giới, ông Hawass tuyên bố, một yêu cầu chính thức sẽ được chuyển thông qua Bộ Ngoại giao Ai Cập, với những bằng chứng chỉ ra rằng bức tượng đã bị đưa ra khỏi Ai Cập một cách bất hợp pháp từ đầu thế kỷ 20.
Tại Berlin, người phát ngôn Bộ Văn hóa Đức Bernd Neumann tuyên bố, quan điểm của chính phủ Đức về vấn đề này là không thay đổi. Bức tượng Nữ hoàng Nefertiti sẽ vẫn tiếp tục ở lại Berlin.
Ngày 24/1, ông Hawass, lúc đó là Chủ tịch Hội dồng cổ vật tối cao Ai Cập cũng đã gửi yêu cầu Đức trả bức tượng trên, nhưng nhà chức trách Đức cho rằng đó không phải là một yêu cầu chính thức.
Năm 1912, Ludwig Borchardt, một nhà khảo cổ Đức phát hiện pho tượng bán thân bằng đá vôi của Nefertiti tại một xưởng nặn tượng cổ ở Tell el'Amarna, nằm cách thủ đô Cairo khoảng 240km về phía nam.
Nefertiti là một trong những bà hoàng nổi tiếng nhất trong lịch sử Ai Cập, phần vì bà là vợ Amenhotep IV, phần vì bà là mẹ vợ - và có thể là mẹ kế - của pharaoh lừng danh Tutankhamun, người đã để lại cho đời sau một kho tàng cổ vật vô giá. Theo các giả thuyết lịch sử, có thể Nefertiti đã trị vì Ai Cập trong một thời gian ngắn ngay sau cái chết của Amenhotep IV và trước khi Tutankhamun lên kế vị.
Từ thập niên 30 về sau, Ai Cập đã dùng mọi cách để đòi lại bức tượng Hoàng hậu Nefertiti. Ai Cập đã từng đưa ra yêu cầu được triển lãm bức tượng Hoàng hậu Nefertiti ở Ai Cập với Đức, nhưng Chính phủ Đức đã từ chối với lý do “bức tượng là vật dễ vỡ, không thể vận chuyển với lộ trình xa."
Ngoài bức tượng bán thân của Hoàng hậu Nefertiti đang được cất giữ ở Đức, vẫn còn tảng đá Rosetta đang được trưng bày trong một bảo tàng tại Anh.
Đến năm 2002, Bộ Văn hóa Ai Cập đã tăng cường thu hồi những cổ vật của Ai Cập đã bị đánh mất trước đây. Hiện nay Ai Cập đã thu hồi gần 5.000 cổ vật, nhưng vẫn còn một lượng lớn cổ vật quý giá “vẫn không cách nào thu hồi được”./.
Thanh Bình/Cairo (Vietnam+)