Ngày 24/4, một ủy ban của Hội đồng Shura - Thượng viện Ai Cập do phe Hồi giáo kiểm soát đã thông qua dự luật sửa đổi liên quan đến ngành tư pháp, bất chấp sự phản đối gay gắt của các thẩm phán và phe đối lập.
Ông Mohamed Touson, Chủ tịch Ủy ban các vấn đề tư pháp và Hiến pháp thuộc Thượng viện cho biết 13 thành viên của ủy ban đã bỏ phiếu thông qua nguyên tắc sửa đổi của luật tư pháp do các đảng Tự do và Công lý (FJP) - nhánh chính trị của tổ chức Anh em Hồi giáo, đảng Wasat, Xây dựng và Phát triển - nhánh chính trị của tổ chức Hồi giáo bảo thủ Al-Gamaa Al-Islamyia đệ trình.
Trong khi đó, 10 thành viên khác thuộc các đảng tự do và các lực lượng chính trị độc lập đã bỏ phiếu chống. Theo dự luật này, tuổi nghỉ hưu của các thẩm phán sẽ rút ngắn từ 70 xuống còn 60 tuổi, qua đó 1/4 trong tổng số 13.000 thẩm phán hiện nay sẽ phải về hưu, đồng thời ngăn chặn các tòa án xem xét hoặc lật ngược các sắc lệnh được Tổng thống Mohamed Morsi ban hành năm ngoái. Ngoài việc trao cho tổng thống quyền bổ nhiệm tổng công tố, dự luật này cũng buộc các thẩm phán phải tham gia giám sát bầu cử.
Các thẩm phán và phe đối lập cho rằng dự luật trên là "âm mưu ám hại các thẩm phán" nhằm cài người của tổ chức Anh em Hồi giáo trong các cơ quan tư pháp.
Trước đó, ngày 21/4, Bộ trưởng Tư pháp Ahmed Mekki đã nộp đơn từ chức để phản đối cuộc biểu tình rầm rộ của phe Hồi giáo trước cửa Tòa án Tối cao đòi "làm sạch bộ máy tư pháp". Tiếp đó, ngày 23/4, ông Mohamed Fouad Gadalla, Cố vấn pháp lý của tổng thống, cũng nộp đơn từ chức để phản đối "các âm mưu phá hoại tính độc lập của các cơ quan tư pháp."
[Biểu tình ở Ai Cập đòi bảo vệ các cơ quan tư pháp]
Cùng ngày, một số đảng phái và lực lượng chính trị đã tổ chức biểu tình trước cửa Tòa án Tối cao nhằm thể hiện sự đoàn kết với các thẩm phán.
Liên quan đến nội các Ai Cập, người phát ngôn Phủ tổng thống Ai Cập Ihab Fahmy cho biết Thủ tướng Hesham Qandil sẽ tiếp tục tại vị trong đợt cải tổ nội các sắp tới và xác nhận nội các mới sẽ có một Phó thủ tướng. Theo ông Fahmy, đợt cải tổ nội các này sẽ có quy mô "hạn chế", đồng thời cho biết Phủ tổng thống sẽ mời phe đối lập tham gia đề cử các ứng cử viên. Thời gian qua, phe đối lập liên tục gia tăng sức ép đòi cải tổ nội các, cách chức Thủ tướng và Tổng công tố, thành lập một chính phủ "đoàn kết dân tộc"./.
Ông Mohamed Touson, Chủ tịch Ủy ban các vấn đề tư pháp và Hiến pháp thuộc Thượng viện cho biết 13 thành viên của ủy ban đã bỏ phiếu thông qua nguyên tắc sửa đổi của luật tư pháp do các đảng Tự do và Công lý (FJP) - nhánh chính trị của tổ chức Anh em Hồi giáo, đảng Wasat, Xây dựng và Phát triển - nhánh chính trị của tổ chức Hồi giáo bảo thủ Al-Gamaa Al-Islamyia đệ trình.
Trong khi đó, 10 thành viên khác thuộc các đảng tự do và các lực lượng chính trị độc lập đã bỏ phiếu chống. Theo dự luật này, tuổi nghỉ hưu của các thẩm phán sẽ rút ngắn từ 70 xuống còn 60 tuổi, qua đó 1/4 trong tổng số 13.000 thẩm phán hiện nay sẽ phải về hưu, đồng thời ngăn chặn các tòa án xem xét hoặc lật ngược các sắc lệnh được Tổng thống Mohamed Morsi ban hành năm ngoái. Ngoài việc trao cho tổng thống quyền bổ nhiệm tổng công tố, dự luật này cũng buộc các thẩm phán phải tham gia giám sát bầu cử.
Các thẩm phán và phe đối lập cho rằng dự luật trên là "âm mưu ám hại các thẩm phán" nhằm cài người của tổ chức Anh em Hồi giáo trong các cơ quan tư pháp.
Trước đó, ngày 21/4, Bộ trưởng Tư pháp Ahmed Mekki đã nộp đơn từ chức để phản đối cuộc biểu tình rầm rộ của phe Hồi giáo trước cửa Tòa án Tối cao đòi "làm sạch bộ máy tư pháp". Tiếp đó, ngày 23/4, ông Mohamed Fouad Gadalla, Cố vấn pháp lý của tổng thống, cũng nộp đơn từ chức để phản đối "các âm mưu phá hoại tính độc lập của các cơ quan tư pháp."
[Biểu tình ở Ai Cập đòi bảo vệ các cơ quan tư pháp]
Cùng ngày, một số đảng phái và lực lượng chính trị đã tổ chức biểu tình trước cửa Tòa án Tối cao nhằm thể hiện sự đoàn kết với các thẩm phán.
Liên quan đến nội các Ai Cập, người phát ngôn Phủ tổng thống Ai Cập Ihab Fahmy cho biết Thủ tướng Hesham Qandil sẽ tiếp tục tại vị trong đợt cải tổ nội các sắp tới và xác nhận nội các mới sẽ có một Phó thủ tướng. Theo ông Fahmy, đợt cải tổ nội các này sẽ có quy mô "hạn chế", đồng thời cho biết Phủ tổng thống sẽ mời phe đối lập tham gia đề cử các ứng cử viên. Thời gian qua, phe đối lập liên tục gia tăng sức ép đòi cải tổ nội các, cách chức Thủ tướng và Tổng công tố, thành lập một chính phủ "đoàn kết dân tộc"./.
(TTXVN)