Cầm giẻ lau trên tay, Ines Hassan bắt đầu lau chiếc taxi của mình. Cô đang đợi những khách hàng nữ đầu tiên trong ngày.
Phụ nữ Ai Cập đã chán ngấy với việc bị quấy rối từ phía nam giới và mong muốn được ngồi trên những chiếc taxi do nữ giới điều khiển.
Sau sự xuất hiện của những toa tầu dành cho nữ giới trong các tuyến metro tại thủ đô Cairo, hay những quán càphê chỉ dành riêng cho nữ giới, những chiếc taxi đầu tiên do phụ nữ lái đã xuất hiện tại thủ đô của Ai Cập.
Ines Hassan vừa quấn khăn trùm mái tóc của mình như đa phần phụ nữ Ai Cập theo đạo Hồi vừa nói: "Đây là một sự khởi đầu. Tôi nghĩ rằng đó là một ý tưởng tuyệt vời, một không gian dành cho phái nữ trên các phương tiện vận tải công cộng. Tôi là người đầu tiên khuyến khích việc này."
Mahmoud Kamel, một nhân viên của trung tâm điều độ của công ty Cairo Cab, nơi có riêng một đội xe taxi dành cho phụ nữ, khẳng định mỗi ngày nhận được khoảng 300 cuộc điện thoại, trong đó 80% phụ nữ thích tài xế nữ.
Rất nhiều phụ nữ Ai Cập và cả người nước ngoài thường xuyên phàn nàn về sự sờ mó hoặc những cái nhìn săm soi từ phía đàn ông trên đường phố hoặc trên các phương tiện vận tải công cộng.
Một nghiên cứu do Trung tâm vì quyền phụ nữ của Ai Cập (ECWR) thực hiện năm 2008 đã không ngần ngại nói rằng đó là căn bệnh ung thư xã hội. 83% phụ nữ Ai Cập và 98% phụ nữ nước ngoài sống tại Ai Cập đã bị quấy rối tình dục.
ECWR không thích phụ nữ làm tài xế taxi, vì theo họ điều này tạo ra sự phân biệt về giới tính ngày càng tăng tại các nơi công cộng.
Giám đốc của ECWR Nihad Aboul Qomsane cho rằng, những sáng kiến kiểu như thế này chỉ cô lập người phụ nữ mà thôi. Điều này chỉ làm tăng thêm quan điểm phụ nữ là những người dễ bị tổn thương và cần một sự bảo vệ đặc biệt. Về lâu dài, điều này có nguy cơ làm giảm cơ hội của nữ giới trên thị trường lao động và làm yếu đi vai trò của họ trong xã hội.
Quan điểm của người dân cũng trái ngược nhau. Cô Mouna Ashraf hiện là sinh viên cho rằng mọi người chưa quen với việc nhìn thấy phụ nữ là tài xế taxi vì đó là nghề của đàn ông. Còn Mohamed Salah thì khẳng định: "Nếu tôi gọi taxi cho con gái tôi, thì chắc chắn tôi sẽ gọi xe do nữ điều khiển."
Tuy nhiên, đối với đa phần phụ nữ Ai Cập thì đi taxi là một sự xa xỉ cho dù tài xế là nam nữ hay nữ. Họ vẫn phải chấp nhận đi các xe buýt nhỏ cũ kỹ, lèn chặt người với sự hỗn tạp thường thấy./.
Phụ nữ Ai Cập đã chán ngấy với việc bị quấy rối từ phía nam giới và mong muốn được ngồi trên những chiếc taxi do nữ giới điều khiển.
Sau sự xuất hiện của những toa tầu dành cho nữ giới trong các tuyến metro tại thủ đô Cairo, hay những quán càphê chỉ dành riêng cho nữ giới, những chiếc taxi đầu tiên do phụ nữ lái đã xuất hiện tại thủ đô của Ai Cập.
Ines Hassan vừa quấn khăn trùm mái tóc của mình như đa phần phụ nữ Ai Cập theo đạo Hồi vừa nói: "Đây là một sự khởi đầu. Tôi nghĩ rằng đó là một ý tưởng tuyệt vời, một không gian dành cho phái nữ trên các phương tiện vận tải công cộng. Tôi là người đầu tiên khuyến khích việc này."
Mahmoud Kamel, một nhân viên của trung tâm điều độ của công ty Cairo Cab, nơi có riêng một đội xe taxi dành cho phụ nữ, khẳng định mỗi ngày nhận được khoảng 300 cuộc điện thoại, trong đó 80% phụ nữ thích tài xế nữ.
Rất nhiều phụ nữ Ai Cập và cả người nước ngoài thường xuyên phàn nàn về sự sờ mó hoặc những cái nhìn săm soi từ phía đàn ông trên đường phố hoặc trên các phương tiện vận tải công cộng.
Một nghiên cứu do Trung tâm vì quyền phụ nữ của Ai Cập (ECWR) thực hiện năm 2008 đã không ngần ngại nói rằng đó là căn bệnh ung thư xã hội. 83% phụ nữ Ai Cập và 98% phụ nữ nước ngoài sống tại Ai Cập đã bị quấy rối tình dục.
ECWR không thích phụ nữ làm tài xế taxi, vì theo họ điều này tạo ra sự phân biệt về giới tính ngày càng tăng tại các nơi công cộng.
Giám đốc của ECWR Nihad Aboul Qomsane cho rằng, những sáng kiến kiểu như thế này chỉ cô lập người phụ nữ mà thôi. Điều này chỉ làm tăng thêm quan điểm phụ nữ là những người dễ bị tổn thương và cần một sự bảo vệ đặc biệt. Về lâu dài, điều này có nguy cơ làm giảm cơ hội của nữ giới trên thị trường lao động và làm yếu đi vai trò của họ trong xã hội.
Quan điểm của người dân cũng trái ngược nhau. Cô Mouna Ashraf hiện là sinh viên cho rằng mọi người chưa quen với việc nhìn thấy phụ nữ là tài xế taxi vì đó là nghề của đàn ông. Còn Mohamed Salah thì khẳng định: "Nếu tôi gọi taxi cho con gái tôi, thì chắc chắn tôi sẽ gọi xe do nữ điều khiển."
Tuy nhiên, đối với đa phần phụ nữ Ai Cập thì đi taxi là một sự xa xỉ cho dù tài xế là nam nữ hay nữ. Họ vẫn phải chấp nhận đi các xe buýt nhỏ cũ kỹ, lèn chặt người với sự hỗn tạp thường thấy./.
Thanh Bình/Cairo (Vietnam+)