Ai Cập vừa chính thức đề nghị Pháp trợ giúp hoạt động nhập khẩu lúa mỳ của nước này bằng cách cung cấp kho bảo quản miễn phí và đơn giản hóa các điều khoản thanh toán trong lúc nước nhập khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới này đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài.
Hãng Reuters dẫn một nguồn tin ngoại giao của Pháp cho biết Pháp - quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất Liên minh châu Âu (EU) và là một trong những nhà cung cấp lúa mỳ hàng đầu của Ai Cập - đang nghiên cứu đề xuất này và để ngỏ khả năng giúp đỡ Ai Cập trong vấn đề bảo đảm an ninh lương thực.
Theo nguồn tin ngoại giao trên, đề nghị của Ai Cập bao gồm việc Pháp hỗ trợ nước này xây các kho trữ ngũ cốc; bảo quản miễn phí số lúa mỳ mà Ai Cập đã mua của Paris tại Pháp trong thời gian tới sáu tháng và chỉ chuyển số hàng này khi Cairo cần; và gia hạn thời gian thanh toán cho các hợp đồng nhập khẩu lúa mỳ từ 9 đến 12 tháng kể từ khi thời điểm chuyển hàng.
Một nguồn tin từ Bộ Ngoại thương cho hay vẫn còn quá sớm để nói liệu Pháp có chấp nhận đề nghị của Ai Cập hay không.
Hai năm chìm trong bất ổn chính trị và khủng hoảng kinh tế đã làm "xói mòn" dự trữ ngoại tệ của Ai Cập và khiến nước này gặp khó khăn để chi trả cho hoạt động nhập khẩu lương thực và xăng dầu.
Kể từ tháng 2/2013, Cơ quan Quản lý Hàng hóa Cung ứng (GASC) của Ai Cập đã không mua hàng từ thị trường quốc tế.
Mặc dù các nhà chức trách Ai Cập dự báo sản lượng vụ lúa mỳ năm nay sẽ cao hơn và làm đầy thêm kho dự trữ, song họ vẫn đang cố gắng tìm kiếm sự trợ giúp từ các nhà cung cấp.
Hồi tháng 4/2013, Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi đã thất bại trong việc tìm kiếm một khoản vay và hợp đồng cung cấp ngũ cốc từ Nga để giúp làm dịu cuộc khủng hoảng kinh tế ở nước này./.
Hãng Reuters dẫn một nguồn tin ngoại giao của Pháp cho biết Pháp - quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất Liên minh châu Âu (EU) và là một trong những nhà cung cấp lúa mỳ hàng đầu của Ai Cập - đang nghiên cứu đề xuất này và để ngỏ khả năng giúp đỡ Ai Cập trong vấn đề bảo đảm an ninh lương thực.
Theo nguồn tin ngoại giao trên, đề nghị của Ai Cập bao gồm việc Pháp hỗ trợ nước này xây các kho trữ ngũ cốc; bảo quản miễn phí số lúa mỳ mà Ai Cập đã mua của Paris tại Pháp trong thời gian tới sáu tháng và chỉ chuyển số hàng này khi Cairo cần; và gia hạn thời gian thanh toán cho các hợp đồng nhập khẩu lúa mỳ từ 9 đến 12 tháng kể từ khi thời điểm chuyển hàng.
Một nguồn tin từ Bộ Ngoại thương cho hay vẫn còn quá sớm để nói liệu Pháp có chấp nhận đề nghị của Ai Cập hay không.
Hai năm chìm trong bất ổn chính trị và khủng hoảng kinh tế đã làm "xói mòn" dự trữ ngoại tệ của Ai Cập và khiến nước này gặp khó khăn để chi trả cho hoạt động nhập khẩu lương thực và xăng dầu.
Kể từ tháng 2/2013, Cơ quan Quản lý Hàng hóa Cung ứng (GASC) của Ai Cập đã không mua hàng từ thị trường quốc tế.
Mặc dù các nhà chức trách Ai Cập dự báo sản lượng vụ lúa mỳ năm nay sẽ cao hơn và làm đầy thêm kho dự trữ, song họ vẫn đang cố gắng tìm kiếm sự trợ giúp từ các nhà cung cấp.
Hồi tháng 4/2013, Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi đã thất bại trong việc tìm kiếm một khoản vay và hợp đồng cung cấp ngũ cốc từ Nga để giúp làm dịu cuộc khủng hoảng kinh tế ở nước này./.
(TTXVN)