Bộ trưởng Điện lực và Năng lượng Ai Cập Hassan Younes thông báo, Ai Cập dự định sản xuất 12% điện thông qua năng lượng gió.
Ngành điện lực sẽ thực hiện các dự án trang trại gió có khả năng sản xuất 2.694 MW trong 5 năm tới.
Ông Younes tuyên bố, với sự hợp tác của Liên minh châu Âu, Tây Ban Nha, Nhật Bản và các ngân hàng của Đức, Ai Cập sẽ tiến hành gọi thầu để thực hiện các dự án điện gió để sản xuất điện tại vịnh Suez trong năm nay. Vịnh Suez là một trong những vùng có nhiều gió nhất khu vực Trung Đông.
Ông Younes cho biết, khu vực tư nhân đã được kêu gọi góp phần phát triển năng lượng gió và sẽ sản xuất 1.370 MW. Ngoài ra, Tổng thống Ai Cập cũng đã ban hành một sắc lệnh dành 840.000ha đất ở tỉnh Minya để sản xuất 30.000 MW điện từ năng lượng gió.
Ai Cập đã đề ra kế hoạch thu hút 110 tỷ USD trong lĩnh vực năng lượng từ nay đến năm 2027 để sản xuất 20% sản lượng điện thông qua các nguồn năng lượng tái tạo như gió, Mặt Trời và nước. Hiện nay, 550 MW đã được sản xuất từ năng lượng gió với sự tài trợ của Nhật Bản và Đức.
Nhà máy điện sử dụng năng lượng Mặt Trời và năng lượng nhiệt đầu tiên của Ai Cập sẽ đi vào hoạt động từ tháng 2/2011. Đây là một dự án tiên phong của nước này và là dự án thứ tư trên thế giới theo kiểu này. Nhà máy điện này sẽ cung cấp 140MGW, trong đó 20MGW từ năng lượng Mặt Trời.
Ông Hassan Younes khẳng định, Ai Cập rất quan tâm chú trọng sử dụng năng lượng tái sinh. Do đó, Ai Cập đã tham gia vào các dự án quốc tế có mục đích khai thác năng lượng Mặt Trời như sáng kiến Địa Trung Hải hay sáng kiến châu Phi Mặt Trời.
Mặt khác, Bộ trưởng Hassan Younes cũng nhấn mạnh, Ai Cập đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm trở thành một quốc gia tiên phong trong lĩnh vực năng lượng Mặt Trời.
Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, ít nhất 7.200 MW có thể sẽ được sản xuất từ nay đến năm 2022 tại Ai Cập.
Theo những số liệu của WB, nhu cầu điện năng của Ai Cập đã tăng trung bình 7%/năm trong giai đoạn 1997-2004 và sẽ tăng khoảng 6% từ nay đến 2014. Ai Cập cũng đang chuẩn bị để gọi thầu xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Al-Dabaa, bên bờ Địa Trung Hải./.
Ngành điện lực sẽ thực hiện các dự án trang trại gió có khả năng sản xuất 2.694 MW trong 5 năm tới.
Ông Younes tuyên bố, với sự hợp tác của Liên minh châu Âu, Tây Ban Nha, Nhật Bản và các ngân hàng của Đức, Ai Cập sẽ tiến hành gọi thầu để thực hiện các dự án điện gió để sản xuất điện tại vịnh Suez trong năm nay. Vịnh Suez là một trong những vùng có nhiều gió nhất khu vực Trung Đông.
Ông Younes cho biết, khu vực tư nhân đã được kêu gọi góp phần phát triển năng lượng gió và sẽ sản xuất 1.370 MW. Ngoài ra, Tổng thống Ai Cập cũng đã ban hành một sắc lệnh dành 840.000ha đất ở tỉnh Minya để sản xuất 30.000 MW điện từ năng lượng gió.
Ai Cập đã đề ra kế hoạch thu hút 110 tỷ USD trong lĩnh vực năng lượng từ nay đến năm 2027 để sản xuất 20% sản lượng điện thông qua các nguồn năng lượng tái tạo như gió, Mặt Trời và nước. Hiện nay, 550 MW đã được sản xuất từ năng lượng gió với sự tài trợ của Nhật Bản và Đức.
Nhà máy điện sử dụng năng lượng Mặt Trời và năng lượng nhiệt đầu tiên của Ai Cập sẽ đi vào hoạt động từ tháng 2/2011. Đây là một dự án tiên phong của nước này và là dự án thứ tư trên thế giới theo kiểu này. Nhà máy điện này sẽ cung cấp 140MGW, trong đó 20MGW từ năng lượng Mặt Trời.
Ông Hassan Younes khẳng định, Ai Cập rất quan tâm chú trọng sử dụng năng lượng tái sinh. Do đó, Ai Cập đã tham gia vào các dự án quốc tế có mục đích khai thác năng lượng Mặt Trời như sáng kiến Địa Trung Hải hay sáng kiến châu Phi Mặt Trời.
Mặt khác, Bộ trưởng Hassan Younes cũng nhấn mạnh, Ai Cập đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm trở thành một quốc gia tiên phong trong lĩnh vực năng lượng Mặt Trời.
Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, ít nhất 7.200 MW có thể sẽ được sản xuất từ nay đến năm 2022 tại Ai Cập.
Theo những số liệu của WB, nhu cầu điện năng của Ai Cập đã tăng trung bình 7%/năm trong giai đoạn 1997-2004 và sẽ tăng khoảng 6% từ nay đến 2014. Ai Cập cũng đang chuẩn bị để gọi thầu xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Al-Dabaa, bên bờ Địa Trung Hải./.
Thanh Bình/Cairo (Vietnam+)