Ngày 4/4, Bộ trưởng Kế hoạch Ai Cập Ashraf al-Araby cho biết chính phủ nước này hy vọng đạt được thỏa thuận cuối cùng với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về khoản vay 4,8 tỷ USD trong vòng hai tuần tới, nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng hiện nay.
Theo ông Araby, Ai Cập không đề nghị IMF tăng khoản vay nói trên. Trong khi đó, hôm 3/4, Giám đốc IMF phụ trách khu vực Trung Đông và Trung Á Masood Ahmed cho biết thể chế tài chính quốc tế này có thể sẽ thay đổi số tiền trong khoản vay dành cho Ai Cập.
Ngày 3/4, Ai Cập và IMF đã nối lại các cuộc đàm phán bị trì hoãn hơn ba tháng qua. Dự kiến, phái đoàn đàm phán của IMF sẽ ở lại Cairo đến ngày 15/4 tới. IMF không đưa ra mốc thời gian cụ thể để đạt thỏa thuận với Ai Cập. Theo đánh giá của một số nhà kinh tế, thỏa thuận này có thể được ký kết trước cuộc bầu cử quốc hội dự kiến diễn ra vào cuối năm nay.
Để nhận được khoản vay nói trên của IMF, Ai Cập sẽ phải cam kết thực hiện chương trình cải cách kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng và giảm thâm hụt ngân sách. Điều này đồng nghĩa với việc Cairo sẽ phải tăng thuế, giảm trợ cấp nhiên liệu và thực phẩm - một vấn đề hết sức nhạy cảm trong bối cảnh bất ổn hiện nay.
Ngay trước khi nối lại các cuộc đàm phán với IMF, Chính phủ Ai Cập đã quyết định tăng giá khí đốt sau hai thập niên và dự kiến sẽ áp dụng thẻ phân phối nhiên liệu bắt đầu vào ngày 1/7 tới.
Chính phủ Ai Cập đã đạt được thỏa thuận sơ bộ với IMF về khoản vay 4,8 tỷ USD vào cuối tháng 11/2012, song buộc phải tạm dừng các cuộc đàm phán để ký kết thỏa thuận chính thức vào tháng 12/2012, trong bối cảnh bất ổn chính trị liên quan đến bản Tuyên bố hiến pháp gây tranh cãi của Tổng thống Mohamed Morsi.
Sau hai năm biến động chính trị, dự trữ ngoại tệ của Ai Cập đã giảm từ mức 36 tỷ xuống còn 13,4 tỷ USD hiện nay, tức chưa đủ cho ba tháng nhập khẩu. Hiện thâm hụt ngân sách của Ai Cập lên tới 30 tỷ USD. Ai Cập lâm vào cảnh thiếu hụt xăng dầu trầm trọng trong những tháng gần đây và buộc phải cắt điện luân phiên từ mấy tuần qua do các nhà máy nhiệt điện không đủ nhiên liệu để hoạt động.
Từ đầu năm nay, đồng bảng Ai Cập đã mất gần 1/10 giá trị so với đồng USD trên thị trường chính thức và mất giá mạnh trên thị trường chợ đen do suy giảm nguồn cung đồng USD.
Vào ngày 3/4, chỉ số của Thị trường chứng khoán Cairo đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm khi các nhà đầu tư nước ngoài bán tháo cổ phiếu do lo ngại đồng bảng Ai Cập sẽ còn mất giá hơn nữa./.
Theo ông Araby, Ai Cập không đề nghị IMF tăng khoản vay nói trên. Trong khi đó, hôm 3/4, Giám đốc IMF phụ trách khu vực Trung Đông và Trung Á Masood Ahmed cho biết thể chế tài chính quốc tế này có thể sẽ thay đổi số tiền trong khoản vay dành cho Ai Cập.
Ngày 3/4, Ai Cập và IMF đã nối lại các cuộc đàm phán bị trì hoãn hơn ba tháng qua. Dự kiến, phái đoàn đàm phán của IMF sẽ ở lại Cairo đến ngày 15/4 tới. IMF không đưa ra mốc thời gian cụ thể để đạt thỏa thuận với Ai Cập. Theo đánh giá của một số nhà kinh tế, thỏa thuận này có thể được ký kết trước cuộc bầu cử quốc hội dự kiến diễn ra vào cuối năm nay.
Để nhận được khoản vay nói trên của IMF, Ai Cập sẽ phải cam kết thực hiện chương trình cải cách kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng và giảm thâm hụt ngân sách. Điều này đồng nghĩa với việc Cairo sẽ phải tăng thuế, giảm trợ cấp nhiên liệu và thực phẩm - một vấn đề hết sức nhạy cảm trong bối cảnh bất ổn hiện nay.
Ngay trước khi nối lại các cuộc đàm phán với IMF, Chính phủ Ai Cập đã quyết định tăng giá khí đốt sau hai thập niên và dự kiến sẽ áp dụng thẻ phân phối nhiên liệu bắt đầu vào ngày 1/7 tới.
Chính phủ Ai Cập đã đạt được thỏa thuận sơ bộ với IMF về khoản vay 4,8 tỷ USD vào cuối tháng 11/2012, song buộc phải tạm dừng các cuộc đàm phán để ký kết thỏa thuận chính thức vào tháng 12/2012, trong bối cảnh bất ổn chính trị liên quan đến bản Tuyên bố hiến pháp gây tranh cãi của Tổng thống Mohamed Morsi.
Sau hai năm biến động chính trị, dự trữ ngoại tệ của Ai Cập đã giảm từ mức 36 tỷ xuống còn 13,4 tỷ USD hiện nay, tức chưa đủ cho ba tháng nhập khẩu. Hiện thâm hụt ngân sách của Ai Cập lên tới 30 tỷ USD. Ai Cập lâm vào cảnh thiếu hụt xăng dầu trầm trọng trong những tháng gần đây và buộc phải cắt điện luân phiên từ mấy tuần qua do các nhà máy nhiệt điện không đủ nhiên liệu để hoạt động.
Từ đầu năm nay, đồng bảng Ai Cập đã mất gần 1/10 giá trị so với đồng USD trên thị trường chính thức và mất giá mạnh trên thị trường chợ đen do suy giảm nguồn cung đồng USD.
Vào ngày 3/4, chỉ số của Thị trường chứng khoán Cairo đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm khi các nhà đầu tư nước ngoài bán tháo cổ phiếu do lo ngại đồng bảng Ai Cập sẽ còn mất giá hơn nữa./.
Hữu Chiến (TTXVN)