Tại khu vực Kafr el-Sheikhcủa Ai Cập, thị trấn lớn trên lưu vực sông Nile, nghề trồng lúa đang bị sa sút nghiêm trọng do những hạn chế ngặt nghèo đối với hoạt động canh tác lúa vì thiếu nước.
Trước sức ép của các nước ở thượng nguồn về sử dụng tài nguyên nước, Chính phủ Ai Cập đã quyết định hạn chế nghiêm ngặt hoạt động trồng lúa.
Điều này đe dọa tới giá bán và nguồn cung của mặt hàng đang nuôi sống rất nhiều người nghèo tại quốc gia này, đồng thời cũng đe dọa nguồn xuất khẩu giàu lợi nhuận và là lĩnh vực thu hút lao động chủ chốt tại khu vực nông nghiệp.
Việc hạn chế sử dụng nguồn nước quý giá theo định lượng đang ngày càng cấp bách đối với Cairo, khi các nước Ethiopia, Kenya, Rwanda, Tanzania và Uganda yêu cầu được chia sẻ công bằng hơn với nước sông Nile, nguồn cung nước chủ chốt của Ai Cập.
Theo giới chuyên gia, do nguyên nhân chủ yếu là hệ thống đường ống lạc hậu cùng các chính sách nước không hoàn thiện, 1/4 số người dân Ai Cập hiện vẫn chưa được tiếp cận nước sạch đầy đủ.
Các hiệp ước được ký hơn 50 năm trước quy định Ai Cập được sử dụng 55,5 tỷ m3 nước mỗi năm, và 18,5 tỷ m3 khác dành cho Sudan. Tổng cộng hai nước này sử dụng 87% số nước của sông Nile.
Theo các số liệu chính thức, khoảng 20% lượng nước trong “hạn ngạch” này của Ai Cập được dành để canh tác lúa, hoạt động nông nghiệp nay đã bị cấm ở phía nam Cairo và hạn chế ở các khu vực nhất định trên châu thổ sông Nile - vựa lúa truyền thống của nước này.
Tình trạng biến đổi khí hậu đã buộc một số nông dân phải bỏ đồng ruộng trong khu vực châu thổ màu mỡ này, vốn cung cấp khoảng 1/3 lượng lúa gạo cho dân số ngày càng đông của Ai Cập. Tình trạng nước biển dâng cao cũng đang đe dọa biến khu vực này thành các vùng ngập mặn không thể canh tác.
Khu vực trồng lúa của Ai Cập đã bị tác động mạnh bởi những hạn chế của chính phủ. Các cánh đồng lúa tại nước này đã giảm 1/2 tính theo diện tích so với hai năm trước. Sản lượng lúa gạo, ở mức 3,8 triệu tấn năm 2009, trong đó 300.000 tấn dành cho xuất khẩu, dự kiến sẽ giảm mạnh.
Nhiều nông dân đã bắt đầu chuyển sang trồng các loại hoa màu khác, tuy nhiên lợi nhuận của họ thường bị ảnh hưởng mạnh do chuyển đổi như vậy.
Giá gạo vẫn chưa tăng ở Ai Cập, song đây sẽ là một nguy cơ lớn khi nước này đang phải đối mặt với lạm phát ở mức cao đối với các măt hàng thực phẩm chủ chốt khác như thịt, cà chua và một số loại rau quả.
Ai Cập hiện là nước nhập khẩu bột mì lớn thứ hai thế giới. Trong bối cảnh Nga - nhà sản xuất lúa mì lớn nhất thế giới - cấm xuất khẩu vào đầu năm nay, Cairo đang phải mua hàng triệu tấn ngũ cốc trên thị trường quốc tế với chi phí cao.
Để hạn chế ảnh hưởng đối với thị trường nội địa do những quy định về sử dụng nước, Chính phủ Ai Cập đã quyết định cấm xuất khẩu gạo từ tháng 6/2010./.
Trước sức ép của các nước ở thượng nguồn về sử dụng tài nguyên nước, Chính phủ Ai Cập đã quyết định hạn chế nghiêm ngặt hoạt động trồng lúa.
Điều này đe dọa tới giá bán và nguồn cung của mặt hàng đang nuôi sống rất nhiều người nghèo tại quốc gia này, đồng thời cũng đe dọa nguồn xuất khẩu giàu lợi nhuận và là lĩnh vực thu hút lao động chủ chốt tại khu vực nông nghiệp.
Việc hạn chế sử dụng nguồn nước quý giá theo định lượng đang ngày càng cấp bách đối với Cairo, khi các nước Ethiopia, Kenya, Rwanda, Tanzania và Uganda yêu cầu được chia sẻ công bằng hơn với nước sông Nile, nguồn cung nước chủ chốt của Ai Cập.
Theo giới chuyên gia, do nguyên nhân chủ yếu là hệ thống đường ống lạc hậu cùng các chính sách nước không hoàn thiện, 1/4 số người dân Ai Cập hiện vẫn chưa được tiếp cận nước sạch đầy đủ.
Các hiệp ước được ký hơn 50 năm trước quy định Ai Cập được sử dụng 55,5 tỷ m3 nước mỗi năm, và 18,5 tỷ m3 khác dành cho Sudan. Tổng cộng hai nước này sử dụng 87% số nước của sông Nile.
Theo các số liệu chính thức, khoảng 20% lượng nước trong “hạn ngạch” này của Ai Cập được dành để canh tác lúa, hoạt động nông nghiệp nay đã bị cấm ở phía nam Cairo và hạn chế ở các khu vực nhất định trên châu thổ sông Nile - vựa lúa truyền thống của nước này.
Tình trạng biến đổi khí hậu đã buộc một số nông dân phải bỏ đồng ruộng trong khu vực châu thổ màu mỡ này, vốn cung cấp khoảng 1/3 lượng lúa gạo cho dân số ngày càng đông của Ai Cập. Tình trạng nước biển dâng cao cũng đang đe dọa biến khu vực này thành các vùng ngập mặn không thể canh tác.
Khu vực trồng lúa của Ai Cập đã bị tác động mạnh bởi những hạn chế của chính phủ. Các cánh đồng lúa tại nước này đã giảm 1/2 tính theo diện tích so với hai năm trước. Sản lượng lúa gạo, ở mức 3,8 triệu tấn năm 2009, trong đó 300.000 tấn dành cho xuất khẩu, dự kiến sẽ giảm mạnh.
Nhiều nông dân đã bắt đầu chuyển sang trồng các loại hoa màu khác, tuy nhiên lợi nhuận của họ thường bị ảnh hưởng mạnh do chuyển đổi như vậy.
Giá gạo vẫn chưa tăng ở Ai Cập, song đây sẽ là một nguy cơ lớn khi nước này đang phải đối mặt với lạm phát ở mức cao đối với các măt hàng thực phẩm chủ chốt khác như thịt, cà chua và một số loại rau quả.
Ai Cập hiện là nước nhập khẩu bột mì lớn thứ hai thế giới. Trong bối cảnh Nga - nhà sản xuất lúa mì lớn nhất thế giới - cấm xuất khẩu vào đầu năm nay, Cairo đang phải mua hàng triệu tấn ngũ cốc trên thị trường quốc tế với chi phí cao.
Để hạn chế ảnh hưởng đối với thị trường nội địa do những quy định về sử dụng nước, Chính phủ Ai Cập đã quyết định cấm xuất khẩu gạo từ tháng 6/2010./.
Lan Khanh (Vietnam+)