Cuộc bầu cử tổng thống tại Ai Cập đã chính thức được khởi động với việc hàng trăm nghìn kiều dân nước này bắt đầu đi bỏ phiếu sau cuộc tranh luận "lịch sử" trên truyền hình giữa hai ứng cử viên hàng đầu.
Ủy ban bầu cử Ai Cập cho biết gần 700.000 cử tri trong số 8 triệu kiều dân Ai Cập đang sinh sống tại 166 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đăng ký tham gia bỏ phiếu.
Từ ngày 11/5, tại các nước Arập như Kuwait, Arập Xêút và Các tiểu vương quốc Arập thống nhất, cử tri kiên nhẫn xếp hàng dài trước cửa các đại sứ quán đợi tới lượt thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi công dân của mình, với niềm hy vọng đất nước Kim tự tháp sẽ sớm ra khỏi tình trạng khủng hoảng hiện nay. Theo kế hoạch, các điểm bỏ phiếu này sẽ mở cửa đến hết ngày 17/5.
Trong khi đó, hai ứng cử viên hàng đầu tranh cử tổng thống là cựu Tổng Thư ký Liên đoàn Arập Amr Mussa và cựu thành viên tổ chức "Anh em Hồi giáo" Abdel Moneim Abul Fotouh ngày 10/5 đã có cuộc tranh luận trên truyền hình.
Tại cuộc tranh luận này, lần đầu tiên được tổ chức trong lịch sử Ai Cập, ông Fotouh tập trung công kích đối thủ, nhằm vào mối liên hệ giữa ông Mussa với chế độ của cựu Tổng thống Hosni Mubarak. Đáp lại, ông Mussa chỉ trích đối thủ vẫn giữ mối liên hệ gần gũi với tổ chức "Anh em Hồi giáo". Ngoài ra, hai ứng cử viên cũng tranh cãi gay gắt xung quanh các vấn đề quan hệ đối ngoại, chăm sóc y tế, chính sách trợ cấp, tiền lương, ngân sách quốc phòng...
[Bầu cử tổng thống Ai Cập dính phải rắc rối pháp lý]
Theo kế hoạch, vào ngày 23-24/5, Ai Cập sẽ tổ chức bầu cử tổng thống vòng một và đây là cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên kể từ khi làn sóng biểu tình lật đổ chính quyền của cựu Tổng thống Hosni Mubarak năm 2011. Ngoài hai ông Am Mussa và Moneim Abul Fotouh, còn có 11 ứng cử viên khác tham gia tranh cử.
Liên quan đến kế hoạch trên, tòa án hành chính Ai Cập ngày 12/5 đã phán quyết cuộc bầu cử phải được tổ chức đúng thời gian đã định. Phán quyết này đã bác bỏ hoàn toàn phán quyết trước đó của một tòa án hành chính cấp thấp tại thành phố Benha thuộc tỉnh Nile Delta yêu cầu đình chỉ cuộc bầu cử sau khi một luật sư khiếu kiện về tính hợp pháp của một điều khoản trong luật bầu cử./.
Ủy ban bầu cử Ai Cập cho biết gần 700.000 cử tri trong số 8 triệu kiều dân Ai Cập đang sinh sống tại 166 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đăng ký tham gia bỏ phiếu.
Từ ngày 11/5, tại các nước Arập như Kuwait, Arập Xêút và Các tiểu vương quốc Arập thống nhất, cử tri kiên nhẫn xếp hàng dài trước cửa các đại sứ quán đợi tới lượt thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi công dân của mình, với niềm hy vọng đất nước Kim tự tháp sẽ sớm ra khỏi tình trạng khủng hoảng hiện nay. Theo kế hoạch, các điểm bỏ phiếu này sẽ mở cửa đến hết ngày 17/5.
Trong khi đó, hai ứng cử viên hàng đầu tranh cử tổng thống là cựu Tổng Thư ký Liên đoàn Arập Amr Mussa và cựu thành viên tổ chức "Anh em Hồi giáo" Abdel Moneim Abul Fotouh ngày 10/5 đã có cuộc tranh luận trên truyền hình.
Tại cuộc tranh luận này, lần đầu tiên được tổ chức trong lịch sử Ai Cập, ông Fotouh tập trung công kích đối thủ, nhằm vào mối liên hệ giữa ông Mussa với chế độ của cựu Tổng thống Hosni Mubarak. Đáp lại, ông Mussa chỉ trích đối thủ vẫn giữ mối liên hệ gần gũi với tổ chức "Anh em Hồi giáo". Ngoài ra, hai ứng cử viên cũng tranh cãi gay gắt xung quanh các vấn đề quan hệ đối ngoại, chăm sóc y tế, chính sách trợ cấp, tiền lương, ngân sách quốc phòng...
[Bầu cử tổng thống Ai Cập dính phải rắc rối pháp lý]
Theo kế hoạch, vào ngày 23-24/5, Ai Cập sẽ tổ chức bầu cử tổng thống vòng một và đây là cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên kể từ khi làn sóng biểu tình lật đổ chính quyền của cựu Tổng thống Hosni Mubarak năm 2011. Ngoài hai ông Am Mussa và Moneim Abul Fotouh, còn có 11 ứng cử viên khác tham gia tranh cử.
Liên quan đến kế hoạch trên, tòa án hành chính Ai Cập ngày 12/5 đã phán quyết cuộc bầu cử phải được tổ chức đúng thời gian đã định. Phán quyết này đã bác bỏ hoàn toàn phán quyết trước đó của một tòa án hành chính cấp thấp tại thành phố Benha thuộc tỉnh Nile Delta yêu cầu đình chỉ cuộc bầu cử sau khi một luật sư khiếu kiện về tính hợp pháp của một điều khoản trong luật bầu cử./.
(TTXVN)