Bộ Nội vụ Ai Cập cảnh báo sẽ áp dụng các "biện pháp cương quyết" đối với cuộcbiểu tình dự kiến diễn ra hôm nay (28/1).
Một lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ chống khủng bố đã được huy động trên đường phốsáng 28/1 tại các vị trí chiến lược ở thủ đô Cairo, trong đó có Quảng trườngTahrir, nơi từng diễn ra cuộc biểu tình rầm rộ nhất hồi đầu tuần.
Trước đó, các thành viên Phong trào thanh niên 6/4 đã thông báo kế hoạch biểutình trên đường phố ngày 28/1, bất chấp lệnh cấm biểu tình được ban hành haingày trước. Tổ chức Anh em Hồi giáo - phong trào đối lập lớn nhất ở Ai Cập, đãkhẳng định sẽ tham gia biểu tình.
Đây là động thái cho thấy họ thay đổi quan điểm từ thận trọng sang đứng về phebiểu tình. Cựu Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) MohamedElBaradei cũng tuyên bố sẽ tham gia sự kiện này sau khi từ Viên (Áo) về nướcchiều 27/1.
Phát biểu với báo giới, ông ElBaradei còn nói rằng ông sẵn sàng "điều hành quátrình chuyển tiếp" tại Ai Cập nếu được đề nghị.
Khoảng 1.000 người đã bị bắt giữ kể từ khi các cuộc biểu tình bùng phát hôm25/1. Các lực lượng an ninh đã ngăn người biểu tình vào trung tâm thủ đô Cairo,nhưng các vụ đụng độ đã xảy ra tại thành phố Suez, Ismailiya và Sinai.
Trong khi đó, người sử dụng mạng Internet cho biết không thể truy cập mạng hoặcchất lượng đường truyền rất kém, trong khi dịch vụ tin nhắn cũng bị cắt.
Tìnhhình náo loạn trên đường phố còn ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán Ai Cập,khiến thị trường phải đóng cửa với mức sụt giảm hơn 10%.
Trong bối cảnh cuộc biểu tình chống chính phủ ở Ai Cập đã bước sang ngày thứ tưvà làm 7 người thiệt mạng cùng hơn 100 người bị thương, Tổng thống Mỹ BarackObama cảnh báo: "Bạo lực không phải là câu trả lời cho các vấn đề ở Ai Cập."
Ông Obama kêu gọi các bên kiềm chế, đồng thời thúc giục Tổng thống Ai Cập HosniMubarak tiến hành cải cách chính trị.
Trong khi đó, người phát ngôn của bà Catherine Ashton, Đại diện cấp cao về anninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), cho biết EU đang theo dõi sát cácdiễn biến hiện nay tại Cairo, đồng thời nói rằng làn sóng biểu tình này là một"cảnh báo" đối với chính phủ của ông Mubarak sau những náo loạn ở Tunisia.
Bà Astơn hối thúc Cairo "tôn trọng đầy đủ và bảo vệ các quyền của người dân đượctiến hành các cuộc biểu tình chính trị trong hòa bình."
Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle cho biết Berlin "rất lo ngại," tất cả các bêncần kiềm chế và tránh bạo lực. Ngoại trưởng Anh William Hague cũng kêu gọi cả AiCập và Tunisia lắng nghe nguyện vọng của nhân dân và tìm giải pháp hòa bình chocác biến động chính trị trong nước.
Cùng ngày, Tổng thư ký đảng Dân chủ quốc gia (NDP) cầm quyền ở Ai Cập, ôngSawfat al-Sherif tuyên bố cánh cửa đối với thanh niên vẫn rộng mở.
Theo ông, NDP đã gặp gỡ thanh niên, lực lượng phát động các cuộc biểu tình, vàtrong tương lai NDP sẽ điều chỉnh cách tiếp cận để thanh niên ủng hộ đảng cầmquyền./.
Một lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ chống khủng bố đã được huy động trên đường phốsáng 28/1 tại các vị trí chiến lược ở thủ đô Cairo, trong đó có Quảng trườngTahrir, nơi từng diễn ra cuộc biểu tình rầm rộ nhất hồi đầu tuần.
Trước đó, các thành viên Phong trào thanh niên 6/4 đã thông báo kế hoạch biểutình trên đường phố ngày 28/1, bất chấp lệnh cấm biểu tình được ban hành haingày trước. Tổ chức Anh em Hồi giáo - phong trào đối lập lớn nhất ở Ai Cập, đãkhẳng định sẽ tham gia biểu tình.
Đây là động thái cho thấy họ thay đổi quan điểm từ thận trọng sang đứng về phebiểu tình. Cựu Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) MohamedElBaradei cũng tuyên bố sẽ tham gia sự kiện này sau khi từ Viên (Áo) về nướcchiều 27/1.
Phát biểu với báo giới, ông ElBaradei còn nói rằng ông sẵn sàng "điều hành quátrình chuyển tiếp" tại Ai Cập nếu được đề nghị.
Khoảng 1.000 người đã bị bắt giữ kể từ khi các cuộc biểu tình bùng phát hôm25/1. Các lực lượng an ninh đã ngăn người biểu tình vào trung tâm thủ đô Cairo,nhưng các vụ đụng độ đã xảy ra tại thành phố Suez, Ismailiya và Sinai.
Trong khi đó, người sử dụng mạng Internet cho biết không thể truy cập mạng hoặcchất lượng đường truyền rất kém, trong khi dịch vụ tin nhắn cũng bị cắt.
Tìnhhình náo loạn trên đường phố còn ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán Ai Cập,khiến thị trường phải đóng cửa với mức sụt giảm hơn 10%.
Trong bối cảnh cuộc biểu tình chống chính phủ ở Ai Cập đã bước sang ngày thứ tưvà làm 7 người thiệt mạng cùng hơn 100 người bị thương, Tổng thống Mỹ BarackObama cảnh báo: "Bạo lực không phải là câu trả lời cho các vấn đề ở Ai Cập."
Ông Obama kêu gọi các bên kiềm chế, đồng thời thúc giục Tổng thống Ai Cập HosniMubarak tiến hành cải cách chính trị.
Trong khi đó, người phát ngôn của bà Catherine Ashton, Đại diện cấp cao về anninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), cho biết EU đang theo dõi sát cácdiễn biến hiện nay tại Cairo, đồng thời nói rằng làn sóng biểu tình này là một"cảnh báo" đối với chính phủ của ông Mubarak sau những náo loạn ở Tunisia.
Bà Astơn hối thúc Cairo "tôn trọng đầy đủ và bảo vệ các quyền của người dân đượctiến hành các cuộc biểu tình chính trị trong hòa bình."
Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle cho biết Berlin "rất lo ngại," tất cả các bêncần kiềm chế và tránh bạo lực. Ngoại trưởng Anh William Hague cũng kêu gọi cả AiCập và Tunisia lắng nghe nguyện vọng của nhân dân và tìm giải pháp hòa bình chocác biến động chính trị trong nước.
Cùng ngày, Tổng thư ký đảng Dân chủ quốc gia (NDP) cầm quyền ở Ai Cập, ôngSawfat al-Sherif tuyên bố cánh cửa đối với thanh niên vẫn rộng mở.
Theo ông, NDP đã gặp gỡ thanh niên, lực lượng phát động các cuộc biểu tình, vàtrong tương lai NDP sẽ điều chỉnh cách tiếp cận để thanh niên ủng hộ đảng cầmquyền./.
(TTXVN/Vietnam+)