Trả lời phỏng vấn tại một cuộc họp báo, Ủy viên Hội đồng Bầucử quốc gia Ai Cập Mahmoud Abou Shoosha nói: "Những cáo buộcrằng có sự vi phạm và gian lận trong cuộc trưng cầu ý dân vừa qua làhoàn toàn dối trá."
Ông Susa khẳng định cuộc bỏ phiếu được tổ chứcdưới sự giám sát chặt chẽ của tòa án và dựa trên thẻ cử tri, vìvậy không có khả năng một cử tri được bỏ phiếu hai lần.
Mặt trận Cứu quốc (NSF), tổ chức quy tụ nhiều lực lượng đối lập, đã liêntiếp cáo buộc có gian lận trong cuộc trưng cầu ý dân vừa qua. Lãnh đạoĐảng Tự do Ai Cập Amr Hamzawy, đồng thời là thành viên cấpcao của NSF, nói: "Các vi phạm bao gồm trùng lặp lá phiếu, mua phiếubầu và mở cửa điểm bỏ phiếu muộn so với quy định, làm ảnh hưởng tớiviệc bỏ phiếu của cử tri. NSF còn kêu gọi biểu tình quy mô lớn trên cảnước, đặc biệt tại Quảng trường Tahrir ở thủ đô Cairo và nhiều địađiểm trung tâm khác để phản đối các vi phạm trong cuộc trưng cầu đợt một.
Trong khi đó, những người ủng hộ dự thảo Hiến pháp mới mà hầuhết là các tín đồ Hồi giáo cho rằng cáo buộc gian lận của Mặt trậnCứu quốc là "giả mạo và mang động cơ chính trị."
Hưởng ứng lời kêu gọi của NSF, chiều 18/12, khoảng 2.000 người đãtập trung trước dinh thự của Tổng thống Mohamed Morsi vàvài trăm người đã có mặt tại Quảng trường Tahrir để phản đối cuộctrưng cầu ý dân vừa qua. Một số người tham gia biểu tình cho biết họkhông chấp nhận kết quả bỏ phiếu và không công nhận dự thảo Hiếnpháp mới.
Đợt một cuộc trưng cầu ý dân về dự thảo Hiến pháp mới được tổchức hôm 15/12 tại 10 tỉnh, thành của Ai Cập, bao gồm cả thủ đô Cairovà thành phố Alexandria. Theo kết quả kiểm phiếu sơ bộ,có khoảng 56% số cử tri đã bỏ phiếu ủng hộ dự thảo Hiến pháp mới,trong khi có 44% bỏ phiếu chống. Cuộc trưng cầu ý dân đợt hai sẽ đượctổ chức vào ngày 22/12 tới tại 17 tỉnh, thành còn lại của Ai Cập.
Trong khi tổ chức Anh em Hồi giáo của Tổng thống Morsi khẳng địnhdự thảo Hiến pháp mới sẽ mang lại sự ổn định cho đất nước sau nhiềutháng dài xung đột kể từ khi nổ ra chính biến lật đổ chế độ Hosni Mubarak hồi tháng 3/2011, các phe phái đối lập lại chorằng văn kiện này do được soạn thảo bởi phần đông các nhân vật theođạo Hồi nên không đảm bảo sự công bằng về nhân quyền, và chỉ là bướcđệm cho việc áp đặt luật Hồi giáo tại quốc gia Bắc Phi này.
Chiều nay 19/12 sẽ diễn ra cuộc đối thoại dân tộc lần thứ tư giữaTổng thống Mơxi và đại diện các phe phái chính trị trong nước. Vòngđối thoại này chậm lại một ngày so với dự định, nguyên nhân được Văn phòngTổng thống giải thích là để chuẩn bị chương trình nghị sự cho đốithoại.
Hồi đầu tháng 12, Tổng thống Morsi cùng Phó Tổng thống Mahmoud Miky đã mời đại diện các đảng phái và lực lượng chính trịđối lập trong nước tham gia cuộc đối thoại dân tộc nhằm tìm kiếm thỏathuận chung về các vấn đề còn tranh cãi.
Phóng viên TTXVN tại Cairo dẫn báo điện tử Egypt Independent chobiết Ngoại trưởng Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) Abdullah bin Zayed al-Nahyan đã bác bỏ cáo buộc của tổ chức Anh em Hồi giáorằng UAE tham gia âm mưu lật đổ Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi.
Theo tờ báo,ông al-Nahyan đã gặp Đại sứ Ai Cập tại UAE Mansour Tamer để bàytỏ lo ngại về việc một số phương tiện truyền thông ở Ai Cập đăng tải bình luậncủa Mohamed Mossad Yaqout, thành viên Đảng Tự do và Cônglý, rằng các lực lượng đối lập Ai Cập đã tìm cách lật đổ Tổng thống Mơxi với sựgiúp đỡ từ một "tổ chức vùng Vịnh."
Mới đây, một số thành viên của tổ chức Anh em Hồi giáo đã cáo buộcĐại sứ UAE tại Ai Cập tham gia âm mưu ám sát Tổng thống Morsi. Ông al-Nahyan phủnhận cáo buộc này và kêu gọi Đại sứ Tamer mở một cuộc điều tra./.