Để phấn đấu đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra đến cuối năm 2013, dư nợ cho vay hộ sản xuất và cá nhân tăng trưởng 15-17%, Agribank yêu cầu Sở giao dịch, các chi nhánh loại I, loại II tăng cường cho vay hộ sản xuất và cá nhân.
Đây là nội dung của văn bản số 4359/NHNo-HSX về tăng cường cho vay hộ sản xuất và cá nhân mà Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) vừa ban hành.
Theo đó, đối tượng được đầu tư theo hướng khép kín từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, xuất khẩu với các mô hình chuỗi giá trị liên kết, hợp tác bốn nhà (nhà nông-doanh nghiệp-nhà khoa học-ngân hàng).
Các chi nhánh sẽ tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho khách hàng vay vốn như thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi... kịp thời theo quy định hiện hành; thực hiện giảm dần lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn theo chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và các văn bản chỉ đạo của Agribank.
Ngoài ra, các chi nhánh phải bám sát định hướng phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương để đưa ra những giải pháp đầu tư có hiệu quả; tăng trưởng tín dụng đối với các ngành nghề, lĩnh vực đang phát triển trên địa bàn, ưu tiên cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, các khách hàng truyền thống, các khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm, dịch vụ của Agribank, đặc biệt là hộ sản xuất hàng hoá, hộ trang trại...
Bên cạnh đó, Agribank còn đa dạng các sản phẩm tín dụng và mở rộng các đối tượng đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Thông qua việc cho vay hộ sản xuất và cá nhân thực hiện cung ứng các sản phẩm, dịch vụ để mở rộng thị trường, phát huy thế mạnh sẵn có của Agribank trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn...
Lãnh đạo Agribank sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát vốn vay để đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, ngăn chặn phát sinh nợ quá hạn./.
Đây là nội dung của văn bản số 4359/NHNo-HSX về tăng cường cho vay hộ sản xuất và cá nhân mà Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) vừa ban hành.
Theo đó, đối tượng được đầu tư theo hướng khép kín từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, xuất khẩu với các mô hình chuỗi giá trị liên kết, hợp tác bốn nhà (nhà nông-doanh nghiệp-nhà khoa học-ngân hàng).
Các chi nhánh sẽ tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho khách hàng vay vốn như thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi... kịp thời theo quy định hiện hành; thực hiện giảm dần lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn theo chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và các văn bản chỉ đạo của Agribank.
Ngoài ra, các chi nhánh phải bám sát định hướng phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương để đưa ra những giải pháp đầu tư có hiệu quả; tăng trưởng tín dụng đối với các ngành nghề, lĩnh vực đang phát triển trên địa bàn, ưu tiên cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, các khách hàng truyền thống, các khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm, dịch vụ của Agribank, đặc biệt là hộ sản xuất hàng hoá, hộ trang trại...
Bên cạnh đó, Agribank còn đa dạng các sản phẩm tín dụng và mở rộng các đối tượng đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Thông qua việc cho vay hộ sản xuất và cá nhân thực hiện cung ứng các sản phẩm, dịch vụ để mở rộng thị trường, phát huy thế mạnh sẵn có của Agribank trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn...
Lãnh đạo Agribank sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát vốn vay để đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, ngăn chặn phát sinh nợ quá hạn./.
Thúy Hà (Vietnam+)