Ngày 24/2, Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai đã yêu cầu các lực lượng đặc nhiệm Mỹ rút khỏi tỉnh Wardak chiến lược nằm gần thủ đô Kabul, sau khi một số lính đặc nhiệm Mỹ và các nhóm vũ trang người Afghanistan hợp tác với lực lượng này bị cáo buộc tra tấn và sát hại dân thường tại tỉnh Wardak.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Kabul, phát ngôn viên của Tổng thống Karzai, ông Aimal Faizi cho biết trong cuộc họp hội đồng an ninh quốc gia ngày 24/2, Tổng thống Hamid Karzai đã chỉ thị Bộ Quốc phòng phải đảm bảo tất cả các lực lượng đặc biệt Mỹ ra khỏi tỉnh Wardak trong vòng hai tuần.
Theo ông Faizi, quyết định trên được đưa ra sau khi hội đồng an ninh thảo luận và khẳng định rằng đặc nhiệm Mỹ và các cá nhân vũ trang người Afghanistan hợp tác với lực lượng này đã có các hành động gây bất ổn, quấy rối, tra tấn và thậm chí sát hại người dân vô tội tại tỉnh Wardak, khiến người dân địa phương phẫn nộ. Một số vụ việc cụ thể được nêu ra, trong đó có vụ 9 dân thường mất tích trong một chiến dịch được thực hiện bởi "một lực lượng đáng ngờ," vụ một sinh viên bị đưa khỏi nhà trong đêm và thi thể của sinh viên này được phát hiện hai ngày sau đó.
Người phát ngôn của lực lượng Mỹ tại Afghanistan cho biết sẽ tiến hành điều tra nghiêm túc tất cả các cáo buộc nói trên, song không đưa ra bình luận nào về quyết định trên của Kabul.
Giới phân tích nhận xét động thái này của chính quyền Afghanistan là dấu hiệu mới nhất cho thấy mối quan hệ xấu đi giữa Kabul và Washington. Trước đó, ngày 16/2, Tổng thống Karzai đã ban hành sắc lệnh cấm toàn bộ lực lượng an ninh Afghanistan đề nghị liên quân do NATO đứng đầu hỗ trợ không kích trong các chiến dịch truy quét phiến quân, sau khi một vụ không kích của NATO vài ngày trước đó ở miền Đông Afghanistan làm 10 người thiệt mạng.
Tổng thống Karzai từ lâu đã cảnh báo phương Tây rằng các vụ sát hại dân thường có thể làm mất sự ủng hộ của dân chúng đối với các lực lượng nước ngoài tại Afghanistan và châm ngòi cho các hành động nổi dậy.
Căng thẳng giữa Afghanistan và Mỹ - nước đóng góp phần lớn quân cho lực lượng do NATO dẫn đầu tại Afghanistan - leo thang trong bối cảnh phần lớn trong tổng số 100.000 binh sỹ NATO chuẩn bị rút khỏi nước này vào cuối năm 2014./.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Kabul, phát ngôn viên của Tổng thống Karzai, ông Aimal Faizi cho biết trong cuộc họp hội đồng an ninh quốc gia ngày 24/2, Tổng thống Hamid Karzai đã chỉ thị Bộ Quốc phòng phải đảm bảo tất cả các lực lượng đặc biệt Mỹ ra khỏi tỉnh Wardak trong vòng hai tuần.
Theo ông Faizi, quyết định trên được đưa ra sau khi hội đồng an ninh thảo luận và khẳng định rằng đặc nhiệm Mỹ và các cá nhân vũ trang người Afghanistan hợp tác với lực lượng này đã có các hành động gây bất ổn, quấy rối, tra tấn và thậm chí sát hại người dân vô tội tại tỉnh Wardak, khiến người dân địa phương phẫn nộ. Một số vụ việc cụ thể được nêu ra, trong đó có vụ 9 dân thường mất tích trong một chiến dịch được thực hiện bởi "một lực lượng đáng ngờ," vụ một sinh viên bị đưa khỏi nhà trong đêm và thi thể của sinh viên này được phát hiện hai ngày sau đó.
Người phát ngôn của lực lượng Mỹ tại Afghanistan cho biết sẽ tiến hành điều tra nghiêm túc tất cả các cáo buộc nói trên, song không đưa ra bình luận nào về quyết định trên của Kabul.
Giới phân tích nhận xét động thái này của chính quyền Afghanistan là dấu hiệu mới nhất cho thấy mối quan hệ xấu đi giữa Kabul và Washington. Trước đó, ngày 16/2, Tổng thống Karzai đã ban hành sắc lệnh cấm toàn bộ lực lượng an ninh Afghanistan đề nghị liên quân do NATO đứng đầu hỗ trợ không kích trong các chiến dịch truy quét phiến quân, sau khi một vụ không kích của NATO vài ngày trước đó ở miền Đông Afghanistan làm 10 người thiệt mạng.
Tổng thống Karzai từ lâu đã cảnh báo phương Tây rằng các vụ sát hại dân thường có thể làm mất sự ủng hộ của dân chúng đối với các lực lượng nước ngoài tại Afghanistan và châm ngòi cho các hành động nổi dậy.
Căng thẳng giữa Afghanistan và Mỹ - nước đóng góp phần lớn quân cho lực lượng do NATO dẫn đầu tại Afghanistan - leo thang trong bối cảnh phần lớn trong tổng số 100.000 binh sỹ NATO chuẩn bị rút khỏi nước này vào cuối năm 2014./.
(TTXVN)