Chính phủ Afghanistan vừa vạch ra một lộ trình 5 bước đầy tham vọng, theo đó có thể cho phép nhóm vũ trang Hồi giáo Taliban tham gia chính phủ trong bối cảnh các nỗ lực tìm kiếm hòa bình đang được đẩy nhanh trước khi toàn bộ lực lượng chiến đấu phương Tây khỏi nước này vào cuối năm 2014.
Hãng tin AFP cho biết bước đầu tiên trong "Lộ trình Hòa bình đến năm 2015" kêu gọi tập trung vào việc đạt được sự hợp tác của Pakistan, quốc gia láng giềng bị Kabul cáo buộc chứa chấp phiến quân Taliban. Bước tiếp theo là các động thái hướng tới đàm phán trực tiếp chính thức với Taliban tại Arập Xêút vào nửa đầu năm sau, với sự giúp đỡ của Mỹ và Pakistan.
Bước thứ ba, đặt ra cho nửa sau năm 2013, kêu gọi đạt thỏa thuận ngừng bắn và Taliban cùng các nhóm vũ trang khác chuyển thành các chính đảng có thể tham gia bầu cử. Bước cuối cùng của lộ trình này bao gồm việc có được kết cục hòa bình cho cuộc xung đột tại Afghanistan vào nửa đầu năm 2014 và những động thái nhằm đảm bảo an ninh, ổn định lâu dài cho Afghanistan cũng như khu vực.
Nhiều hoạt động ngoại giao đã diễn ra trong thời gian qua nhằm thúc đẩy tiến trình hòa bình và hòa giải ở Afghanistan, nổi bật là các cuộc gặp riêng rẽ của các nhà lãnh đạo cũng như các nghị sĩ của Pakistan và Afghanistan.
Trong diễn biến liên quan, phát biểu tại cuộc họp báo chung với người đồng cấp Afghanistan Hamid Karzai, Tổng thống Đức Joachim Gauck ngày 18/12 cho biết nước ông sẽ tiếp tục hỗ trợ Afghanistan sau năm 2014 khi lực lượng liên quân do Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đứng đầu rút khỏi quốc gia Tây Nam Á này./.
Hãng tin AFP cho biết bước đầu tiên trong "Lộ trình Hòa bình đến năm 2015" kêu gọi tập trung vào việc đạt được sự hợp tác của Pakistan, quốc gia láng giềng bị Kabul cáo buộc chứa chấp phiến quân Taliban. Bước tiếp theo là các động thái hướng tới đàm phán trực tiếp chính thức với Taliban tại Arập Xêút vào nửa đầu năm sau, với sự giúp đỡ của Mỹ và Pakistan.
Bước thứ ba, đặt ra cho nửa sau năm 2013, kêu gọi đạt thỏa thuận ngừng bắn và Taliban cùng các nhóm vũ trang khác chuyển thành các chính đảng có thể tham gia bầu cử. Bước cuối cùng của lộ trình này bao gồm việc có được kết cục hòa bình cho cuộc xung đột tại Afghanistan vào nửa đầu năm 2014 và những động thái nhằm đảm bảo an ninh, ổn định lâu dài cho Afghanistan cũng như khu vực.
Nhiều hoạt động ngoại giao đã diễn ra trong thời gian qua nhằm thúc đẩy tiến trình hòa bình và hòa giải ở Afghanistan, nổi bật là các cuộc gặp riêng rẽ của các nhà lãnh đạo cũng như các nghị sĩ của Pakistan và Afghanistan.
Trong diễn biến liên quan, phát biểu tại cuộc họp báo chung với người đồng cấp Afghanistan Hamid Karzai, Tổng thống Đức Joachim Gauck ngày 18/12 cho biết nước ông sẽ tiếp tục hỗ trợ Afghanistan sau năm 2014 khi lực lượng liên quân do Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đứng đầu rút khỏi quốc gia Tây Nam Á này./.
(TTXVN)