Aeon Co Ltd (Aeon), nhà điều hành siêu thị hàng đầu Nhật Bản, có kế hoạch đầu tư 30 tỷ yen (khoảng 375 triệu USD) với mục tiêu đến năm 2014 sẽ mở các cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam, Indonesia và Campuchia.
Nagahisa Oyama, Giám đốc điều hành kinh doanh của Aeon khu vực ASEAN, cho biết khoản đầu tư này nằm trong kế hoạch chi 300 tỷ yen để mở 45 cửa hàng mới tại khu vực Đông Nam Á vào năm 2020.
Phát biểu của Oyama được đưa ra tại cuộc họp báo sau khi Aeon hoàn thành việc mua lại Magnificient Diagraph Sdn Bhd (MD), công ty sở hữu các đại siêu thị Carrefour của Pháp tại Malaysia vào ngày 1/11.
Ông cho biết khoản đầu tư 300 tỷ yen sẽ được phân theo từng giai đoạn và nó sẽ bao gồm cải tạo và trẻ hóa 55 cửa hàng Aeon hiện tại và các đại siêu thị Carrefour dưới sự điều hành của Aeon (Nhật Bản).
Theo Oyama, việc mua lại Carrefour Malaysia, với giá 15 tỷ yen, sẽ cung cấp cho Aeon các cơ hội mở rộng gốc rễ hiện tại của mình tại Malaysia và tiếp tục phát triển các hoạt động kinh doanh tại ASEAN.
Ông nói: “Chúng tôi quyết định khám phá các cơ hội tăng trưởng trong các lĩnh vực mới ở Đông Nam Á như là một phần mở rộng của chúng tôi vì chúng tôi có đầy đủ tự tin rằng có một thị trường tăng trưởng ở đây.”
Hiện Aeon đặt trụ sở khu vực tại Malaysia và là nhà bán lẻ lớn thứ ba ở đây với 29 chuỗi cửa hàng. Việc mua lại Carrefour Malaysia, với 26 cửa hàng, đã đưa Aeon lên vị trí là tập đoàn bán lẻ lớn thứ hai ở thị trường này.
Về lợi nhuận hoạt động, Aeon dự báo sẽ đạt được từ 15 tỷ yen đến 17 tỷ yen cho các hoạt động kinh doanh tại ASEAN trong năm nay, phần lớn trong số đó là hoạt động tại Malaysia.
Tại Thái Lan, Philippines, Việt Nam, Indonesia và Campuchia, hiện Aeon hoạt động chủ yếu về dịch cung cấp tín dụng./.
Nagahisa Oyama, Giám đốc điều hành kinh doanh của Aeon khu vực ASEAN, cho biết khoản đầu tư này nằm trong kế hoạch chi 300 tỷ yen để mở 45 cửa hàng mới tại khu vực Đông Nam Á vào năm 2020.
Phát biểu của Oyama được đưa ra tại cuộc họp báo sau khi Aeon hoàn thành việc mua lại Magnificient Diagraph Sdn Bhd (MD), công ty sở hữu các đại siêu thị Carrefour của Pháp tại Malaysia vào ngày 1/11.
Ông cho biết khoản đầu tư 300 tỷ yen sẽ được phân theo từng giai đoạn và nó sẽ bao gồm cải tạo và trẻ hóa 55 cửa hàng Aeon hiện tại và các đại siêu thị Carrefour dưới sự điều hành của Aeon (Nhật Bản).
Theo Oyama, việc mua lại Carrefour Malaysia, với giá 15 tỷ yen, sẽ cung cấp cho Aeon các cơ hội mở rộng gốc rễ hiện tại của mình tại Malaysia và tiếp tục phát triển các hoạt động kinh doanh tại ASEAN.
Ông nói: “Chúng tôi quyết định khám phá các cơ hội tăng trưởng trong các lĩnh vực mới ở Đông Nam Á như là một phần mở rộng của chúng tôi vì chúng tôi có đầy đủ tự tin rằng có một thị trường tăng trưởng ở đây.”
Hiện Aeon đặt trụ sở khu vực tại Malaysia và là nhà bán lẻ lớn thứ ba ở đây với 29 chuỗi cửa hàng. Việc mua lại Carrefour Malaysia, với 26 cửa hàng, đã đưa Aeon lên vị trí là tập đoàn bán lẻ lớn thứ hai ở thị trường này.
Về lợi nhuận hoạt động, Aeon dự báo sẽ đạt được từ 15 tỷ yen đến 17 tỷ yen cho các hoạt động kinh doanh tại ASEAN trong năm nay, phần lớn trong số đó là hoạt động tại Malaysia.
Tại Thái Lan, Philippines, Việt Nam, Indonesia và Campuchia, hiện Aeon hoạt động chủ yếu về dịch cung cấp tín dụng./.
Xuân Triển/Kuala Lumpur (Vietnam+)