Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á 2010 do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 13/4 tại Hà Nội nhận định, nhờ các giải pháp chính sách kịp thời và mạnh mẽ, Việt Nam đã vượt qua suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2009 và dự kiến sẽ tăng trưởng cao hơn vào năm 2010 và 2011.
Theo dự báo này, Việt Nam đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á với mức tăng trưởng GDP là 6,5% năm 2010 và 6,8% năm 2011.
Tuy nhiên, báo cáo cho rằng các biện pháp kích thích kinh tế cũng tạo nên sức ép lạm phát và phá giá tiền tệ. Do đó, Việt Nam cần có giải pháp tập trung ổn định kinh tế vĩ mô hơn là tăng trưởng nhanh, đồng thời, cải thiện hiệu quả nền kinh tế nhằm bảo đảm tăng trưởng bền vững với tư cách là một nước có thu nhập trung bình.
Báo cáo nhấn mạnh tầm quan trọng của ổn định kinh tế vĩ mô đối với Việt Nam. Bởi lẽ, điều này sẽ tạo ra niềm tin cho các nhà đầu tư và đây sẽ là yếu tố chính giúp Việt Nam thu hút lượng đầu tư nước ngoài lớn và bảo đảm mức thặng dư tài khoản vốn cao hơn thâm hụt tài khoản vãng lai và qua đó làm tăng dự trữ ngoại tệ.
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội mới giai đoạn 2011-2015, với tư cách là nước có thu nhập trung bình, việc tập trung tăng cường hiệu quả sẽ giúp Việt Nam hội nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.
Ông Ayumi Konishi, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam, cho rằng: ''Nếu hiệu quả của nền kinh tế Việt Nam không được cải thiện, thì các nỗ lực nhằm đạt tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao hơn chắc chắn sẽ dẫn đến sự quay trở lại của lạm phát cao và tâm lý lo ngại lạm phát của người dân sẽ tạo sức ép đối với đồng nội tệ Việt Nam."
Báo cáo hoan nghênh việc Chính phủ Việt Nam đã có một số bước đi nhằm cải thiện năng lực quản trị và môi trường kinh doanh năm 2009. Các nỗ lực hiện nay theo Đề án 30 của Chính phủ nhằm giảm các thủ tục hành chính được đánh giá là một chính sách đúng đắn nhằm tăng cường hiệu quả. Sự ổn định và hiệu quả sẽ là động cơ cho sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam và bây giờ không phải lúc vội vàng.
Cũng theo báo cáo này, sự phục hồi của kinh tế châu Á diễn ra một cách vững chắc, lạm phát vẫn tăng nhưng ở mức kiểm soát được, nền kinh tế toàn cầu phục hồi không ổn định và luồng vốn hay biến động gây ra những nguy cơ rủi ro.
Phân tích các nguy cơ đối với triển vọng kinh tế khu vực, báo cáo cũng đồng thời đưa ra các khuyến nghị về quản lý kinh tế vĩ mô thời kỳ hậu khủng hoảng, trong đó, cần dừng dần dần các biện pháp kích thích vào thời điểm không thích hợp; tiếp tục theo đuổi chính sách tài khóa và tiền tệ thận trọng.
Đứng đầu khu vực Đông Á vẫn là Trung Quốc với mức tăng trưởng GDP trên, dưới 8%/năm; còn ở Nam Á, Ấn Độ tiếp tục vượt trội so với các nền kinh tế trong khu vực với mức tăng trưởng GDP 8,2% năm 2010 và 8.7% năm 2011.
Khu vực Đông Nam Á cũng tiếp tục đà tăng trưởng với tất cả các nền kinh tế trong khu vực đều đạt mức tăng trưởng dương, trong đó Lào duy trì tốc độ tăng trưởng cao nhất với mức tăng GDP dự báo là 7% năm 2010 và 7,5% năm 2011./.
Theo dự báo này, Việt Nam đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á với mức tăng trưởng GDP là 6,5% năm 2010 và 6,8% năm 2011.
Tuy nhiên, báo cáo cho rằng các biện pháp kích thích kinh tế cũng tạo nên sức ép lạm phát và phá giá tiền tệ. Do đó, Việt Nam cần có giải pháp tập trung ổn định kinh tế vĩ mô hơn là tăng trưởng nhanh, đồng thời, cải thiện hiệu quả nền kinh tế nhằm bảo đảm tăng trưởng bền vững với tư cách là một nước có thu nhập trung bình.
Báo cáo nhấn mạnh tầm quan trọng của ổn định kinh tế vĩ mô đối với Việt Nam. Bởi lẽ, điều này sẽ tạo ra niềm tin cho các nhà đầu tư và đây sẽ là yếu tố chính giúp Việt Nam thu hút lượng đầu tư nước ngoài lớn và bảo đảm mức thặng dư tài khoản vốn cao hơn thâm hụt tài khoản vãng lai và qua đó làm tăng dự trữ ngoại tệ.
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội mới giai đoạn 2011-2015, với tư cách là nước có thu nhập trung bình, việc tập trung tăng cường hiệu quả sẽ giúp Việt Nam hội nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.
Ông Ayumi Konishi, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam, cho rằng: ''Nếu hiệu quả của nền kinh tế Việt Nam không được cải thiện, thì các nỗ lực nhằm đạt tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao hơn chắc chắn sẽ dẫn đến sự quay trở lại của lạm phát cao và tâm lý lo ngại lạm phát của người dân sẽ tạo sức ép đối với đồng nội tệ Việt Nam."
Báo cáo hoan nghênh việc Chính phủ Việt Nam đã có một số bước đi nhằm cải thiện năng lực quản trị và môi trường kinh doanh năm 2009. Các nỗ lực hiện nay theo Đề án 30 của Chính phủ nhằm giảm các thủ tục hành chính được đánh giá là một chính sách đúng đắn nhằm tăng cường hiệu quả. Sự ổn định và hiệu quả sẽ là động cơ cho sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam và bây giờ không phải lúc vội vàng.
Cũng theo báo cáo này, sự phục hồi của kinh tế châu Á diễn ra một cách vững chắc, lạm phát vẫn tăng nhưng ở mức kiểm soát được, nền kinh tế toàn cầu phục hồi không ổn định và luồng vốn hay biến động gây ra những nguy cơ rủi ro.
Phân tích các nguy cơ đối với triển vọng kinh tế khu vực, báo cáo cũng đồng thời đưa ra các khuyến nghị về quản lý kinh tế vĩ mô thời kỳ hậu khủng hoảng, trong đó, cần dừng dần dần các biện pháp kích thích vào thời điểm không thích hợp; tiếp tục theo đuổi chính sách tài khóa và tiền tệ thận trọng.
Đứng đầu khu vực Đông Á vẫn là Trung Quốc với mức tăng trưởng GDP trên, dưới 8%/năm; còn ở Nam Á, Ấn Độ tiếp tục vượt trội so với các nền kinh tế trong khu vực với mức tăng trưởng GDP 8,2% năm 2010 và 8.7% năm 2011.
Khu vực Đông Nam Á cũng tiếp tục đà tăng trưởng với tất cả các nền kinh tế trong khu vực đều đạt mức tăng trưởng dương, trong đó Lào duy trì tốc độ tăng trưởng cao nhất với mức tăng GDP dự báo là 7% năm 2010 và 7,5% năm 2011./.
Nguyễn Thị Sự (Vietnam+)