Ngày 23/10, Chính phủ Myanmarđã phát động chương trình Đánh giá toàn diện ngành Giáo dục (CESR) với sự trợgiúp cả về kỹ thuật và tài chính của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Chínhphủ Australia.
Thông cáo báo chí của ADB cho biết ngân hàng này và Chính phủ Australia đangtriển khai gói hỗ trợ kỹ thuật 570.000 USD để giúp Myanmar tăng cường công tácquy hoạch và cải cách giáo dục từ cấp tiểu học đến trung học, giáo dục kỹ thuật,dạy nghề và đào tạo.
Trong tổng số tiền này, ADB đóng góp 200.000 USD, Chính phủ Australia góp370.000 USD. Ngoài ra, ADB còn chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động hỗ trợtrong khuôn khổ của dự án.
CESR là chương trình đầu tiên của Chính phủ Myanmar đánh giá một cách nghiêm túcvà toàn diện về quá trình phát triển của ngành giáo dục trong hai thập kỷ qua,qua đó đưa ra những giải pháp nhằm ứng phó hiệu quả với các thách thức, xác lậpcơ sở cho các hoạt động cải cách liên quan, đề ra các ưu tiên cũng như mục tiêuphát triển rõ ràng, đồng thời xây dựng các kế hoạch hành động tổng thể và chitiết trong việc thực hiện các chính sách đầu tư cho giáo dục vào năm 2014.
Cũng theo thông cáo báo chí của ADB, giáo dục giữ vai trò rất quan trọng trongviệc xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy tăng trưởng toàn diện ở Myanmar. Tăng cườnggiáo dục không chỉ giúp nước này đáp ứng nhu cầu thị trường lao động đang pháttriển nhanh chóng và cân bằng lại nền kinh tế, mà còn hướng thị trường lao độngtới các ngành nghề có giá trị gia tăng cao, đồng thời thúc đẩy hội nhập thànhcông vào thị trường khu vực và thế giới./.
Thông cáo báo chí của ADB cho biết ngân hàng này và Chính phủ Australia đangtriển khai gói hỗ trợ kỹ thuật 570.000 USD để giúp Myanmar tăng cường công tácquy hoạch và cải cách giáo dục từ cấp tiểu học đến trung học, giáo dục kỹ thuật,dạy nghề và đào tạo.
Trong tổng số tiền này, ADB đóng góp 200.000 USD, Chính phủ Australia góp370.000 USD. Ngoài ra, ADB còn chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động hỗ trợtrong khuôn khổ của dự án.
CESR là chương trình đầu tiên của Chính phủ Myanmar đánh giá một cách nghiêm túcvà toàn diện về quá trình phát triển của ngành giáo dục trong hai thập kỷ qua,qua đó đưa ra những giải pháp nhằm ứng phó hiệu quả với các thách thức, xác lậpcơ sở cho các hoạt động cải cách liên quan, đề ra các ưu tiên cũng như mục tiêuphát triển rõ ràng, đồng thời xây dựng các kế hoạch hành động tổng thể và chitiết trong việc thực hiện các chính sách đầu tư cho giáo dục vào năm 2014.
Cũng theo thông cáo báo chí của ADB, giáo dục giữ vai trò rất quan trọng trongviệc xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy tăng trưởng toàn diện ở Myanmar. Tăng cườnggiáo dục không chỉ giúp nước này đáp ứng nhu cầu thị trường lao động đang pháttriển nhanh chóng và cân bằng lại nền kinh tế, mà còn hướng thị trường lao độngtới các ngành nghề có giá trị gia tăng cao, đồng thời thúc đẩy hội nhập thànhcông vào thị trường khu vực và thế giới./.
(TTXVN)