Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) vừa ra thông cáo báo chí cho biết thiết chế tài chính khu vực này sẽ mở văn phòng đại diện tại Bhutan vào đầu năm tới để hiểu rõ hơn các nhu cầu và thách thức của Bhutan, cũng như quản lý hiệu quả hơn các danh mục đầu tư đang gia tăng ở quốc gia Nam Á này, tập trung vào các lĩnh vực giao thông vận tải, năng lượng và phát triển đô thị.
Tổng vụ trưởng phụ trách khu vực Nam Á của ADB, Juan Miranda nói rằng Bhutan đã rất nỗ lực và đạt được những kết quả đáng kể trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDS) của Liên Hợp quốc, song đa phần trong tổng dân số 720.000 người của nước này vẫn thuộc diện nghèo.
Là một quốc gia nội địa không giáp biển, Bhutan cần hợp tác chặt chẽ với các nước khác trong khu vực để đảm bảo có liên kết giao thông hiệu quả, đặc biệt là thông qua các cảng biển ở Bangladesh, Ấn Độ, bởi một sự hợp tác khu vực như vậy là rất quan trọng để đảm bảo tương lai của đất nước.
Chính phủ Bhutan đã đề ra mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế ít nhất 9% mỗi năm và trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình vào năm 2020.
Hồi đầu tháng 10/2012, ADB ước tính kinh tế Bhutan sẽ tăng 7,9% trong năm tài chính 2011 (kết thúc ngày 30/6/2012), và dự báo mức tăng 8,4% cho năm tài chính 2012.
Quan chức Juan Miranda cho biết hoạt động của ADB trong tương lai ở Bhutan sẽ được liên kết với Kế hoạch 5 năm lần thứ 11 giai đoạn 2013-2018 của chính phủ nước này, trong đó dành ưu tiên cho giao thông vận tải, năng lượng và phát triển đô thị.
Bhutan gia nhập ADB năm 1982. Từ năm 1983, ADB đã cấp cho Bhutan 381,37 triệu USD tín dụng, 50,5 triệu USD viện trợ và 11,4 triệu USD hỗ trợ kỹ thuật từ Quỹ Giảm nghèo Nhật Bản.
Một số hỗ trợ lớn của ADB cho Bhutan trong những năm gần đây, bao gồm trên 100 triệu USD cho dự án phát thủy điện Dagachhu và tăng cường tiếp cận năng lượng tái tạo cho người nghèo, và hơn 65 triệu USD cho Dự án Mạng đường bộ I và II, tổng cộng để cải thiện các trục giao thông chính của đất nước./.
Tổng vụ trưởng phụ trách khu vực Nam Á của ADB, Juan Miranda nói rằng Bhutan đã rất nỗ lực và đạt được những kết quả đáng kể trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDS) của Liên Hợp quốc, song đa phần trong tổng dân số 720.000 người của nước này vẫn thuộc diện nghèo.
Là một quốc gia nội địa không giáp biển, Bhutan cần hợp tác chặt chẽ với các nước khác trong khu vực để đảm bảo có liên kết giao thông hiệu quả, đặc biệt là thông qua các cảng biển ở Bangladesh, Ấn Độ, bởi một sự hợp tác khu vực như vậy là rất quan trọng để đảm bảo tương lai của đất nước.
Chính phủ Bhutan đã đề ra mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế ít nhất 9% mỗi năm và trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình vào năm 2020.
Hồi đầu tháng 10/2012, ADB ước tính kinh tế Bhutan sẽ tăng 7,9% trong năm tài chính 2011 (kết thúc ngày 30/6/2012), và dự báo mức tăng 8,4% cho năm tài chính 2012.
Quan chức Juan Miranda cho biết hoạt động của ADB trong tương lai ở Bhutan sẽ được liên kết với Kế hoạch 5 năm lần thứ 11 giai đoạn 2013-2018 của chính phủ nước này, trong đó dành ưu tiên cho giao thông vận tải, năng lượng và phát triển đô thị.
Bhutan gia nhập ADB năm 1982. Từ năm 1983, ADB đã cấp cho Bhutan 381,37 triệu USD tín dụng, 50,5 triệu USD viện trợ và 11,4 triệu USD hỗ trợ kỹ thuật từ Quỹ Giảm nghèo Nhật Bản.
Một số hỗ trợ lớn của ADB cho Bhutan trong những năm gần đây, bao gồm trên 100 triệu USD cho dự án phát thủy điện Dagachhu và tăng cường tiếp cận năng lượng tái tạo cho người nghèo, và hơn 65 triệu USD cho Dự án Mạng đường bộ I và II, tổng cộng để cải thiện các trục giao thông chính của đất nước./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)