Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã quyết định dành các khoản vay ưu đãi từ Quỹ Phát triển châu Á với tổng trị giá 70 triệu USD cho Dự án nâng cao tay nghề ở Việt Nam.
Dự án sẽ mở những chương trình đào tạo có chất lượng trong các ngành ưu tiên cùng với sự phối hợp của khu vực tư nhân.
Thông báo ngày 16/7 của ADB cho biết nỗ lực của Việt Nam trong cải thiện việc dạy nghề nhằm giải quyết tình trạng ngày càng thiếu hụt công nhân lành nghề đang nhận được sự hỗ trợ từ ngân hàng này.
Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng trong tăng trưởng và giảm nghèo trong vòng 20 năm qua. Tuy nhiên, cùng với việc đặt mục tiêu trở thành một nước công nghiệp hóa, Việt Nam đang phải nỗ lực nhằm đáp ứng nhu cầu về công nhân kỹ thuật có trình độ.
Chuyên gia về giáo dục chính quy thuộc Vụ Đông Nam Á của ADB Wendy Duncan cho rằng sự thịnh vượng và phát triển của Việt Nam phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh của nước này trên các thị trường khu vực và toàn cầu, và nếu Việt Nam muốn trở thành một nước công nghiệp hóa thì phải đào tạo công nhân có tay nghề cao.
Theo ADB, chỉ 13% lực lượng lao động của Việt Nam hiện có chứng chỉ nghề nghiệp. Dự án nâng cao tay nghề sẽ tài trợ cho các chương trình đào tạo tại những trường dạy nghề công và tư nhân trong các ngành vốn thiếu công nhân lành nghề như công nghệ tự động, chế tạo điện và cơ khí, khách sạn và du lịch, công nghệ thông tin và viễn thông, hàng hải và vận tải biển.
Dự án cũng dành vốn để các trường dạy nghề tư nhân có thể vay tới 3-4 triệu USD mỗi trường nhằm nâng cấp thiết bị và cơ sở đào tạo.
ADB cho biết Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam sẽ là cơ quan thực hiện dự án, dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 8/2015.
ADB ước tính khoảng 24.000 người học nghề sẽ được hưởng lợi từ chương trình này, trong đó 25% là phụ nữ và người dân tộc thiểu số./.
Dự án sẽ mở những chương trình đào tạo có chất lượng trong các ngành ưu tiên cùng với sự phối hợp của khu vực tư nhân.
Thông báo ngày 16/7 của ADB cho biết nỗ lực của Việt Nam trong cải thiện việc dạy nghề nhằm giải quyết tình trạng ngày càng thiếu hụt công nhân lành nghề đang nhận được sự hỗ trợ từ ngân hàng này.
Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng trong tăng trưởng và giảm nghèo trong vòng 20 năm qua. Tuy nhiên, cùng với việc đặt mục tiêu trở thành một nước công nghiệp hóa, Việt Nam đang phải nỗ lực nhằm đáp ứng nhu cầu về công nhân kỹ thuật có trình độ.
Chuyên gia về giáo dục chính quy thuộc Vụ Đông Nam Á của ADB Wendy Duncan cho rằng sự thịnh vượng và phát triển của Việt Nam phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh của nước này trên các thị trường khu vực và toàn cầu, và nếu Việt Nam muốn trở thành một nước công nghiệp hóa thì phải đào tạo công nhân có tay nghề cao.
Theo ADB, chỉ 13% lực lượng lao động của Việt Nam hiện có chứng chỉ nghề nghiệp. Dự án nâng cao tay nghề sẽ tài trợ cho các chương trình đào tạo tại những trường dạy nghề công và tư nhân trong các ngành vốn thiếu công nhân lành nghề như công nghệ tự động, chế tạo điện và cơ khí, khách sạn và du lịch, công nghệ thông tin và viễn thông, hàng hải và vận tải biển.
Dự án cũng dành vốn để các trường dạy nghề tư nhân có thể vay tới 3-4 triệu USD mỗi trường nhằm nâng cấp thiết bị và cơ sở đào tạo.
ADB cho biết Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam sẽ là cơ quan thực hiện dự án, dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 8/2015.
ADB ước tính khoảng 24.000 người học nghề sẽ được hưởng lợi từ chương trình này, trong đó 25% là phụ nữ và người dân tộc thiểu số./.
(TTXVN/Vietnam+)